Thứ sáu 29/11/2024 17:30

Sự lựa chọn của nhiều quốc gia

Ngày nay, khi các nguồn năng lượng hóa thạch (như than đá, dầu mỏ...) đang ngày càng cạn kiệt, con người đứng trước thách thức phải tìm ra những nguồn năng lượng mới để thay thế. Năng lượng hạt nhân vẫn là một trong những “ứng viên” sáng giá nhất.
Nhiều quốc gia vẫn kiên định phát triển điện hạt nhân

Năng lượng hạt nhân được tạo từ việc chia tách các hạt nhân nguyên tử bằng các lò phản ứng được kiểm soát bởi con người và máy móc. Do vậy, năng lượng hạt nhân có thể nói là gần như vô tận nếu như so sánh với các loại năng lượng hóa thạch hiện nay.

Theo cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trên thế giới hiện có 436 lò phản ứng hoạt động tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng công suất 377,7Gwe. Đồng thời có khoảng 70 lò phản ứng đang được xây dựng, với tổng công suất gần 74Gwe. Các nhà máy ĐHN cung cấp hơn 11% sản lượng điện năng của thế giới một cách liên tục, nguồn phụ tải đáy đáng tin cậy, không gây phát thải khí CO2.

Trong đó, các quốc gia như Pháp sản xuất khoảng 3/4 điện năng từ năng lượng hạt nhân; Bỉ, Cộng hòa Czech, Hungary, Slovakia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Slovenia và Ukraina trên 1/3; Hàn Quốc, Bungari và Phần Lan thường trên 30%; Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha và Liên Bang Nga gần 20%. Nhật Bản từng dựa vào năng lượng hạt nhân với hơn 1/4 sản lượng điện và dự kiến sẽ quay trở lại mức đó.

ĐHN vẫn là sự lựa chọn của nhiều quốc gia khi ngày càng có nhiều nhà máy ĐHN đang được xây dựng trên thế giới. Chẳng hạn, mục tiêu của Ấn Độ là có 14,5GWe công suất điện hạt nhân lên lưới điện tới năm 2020. Bao gồm các lò phản ứng nước nặng, nước nhẹ và các lò phản ứng tái sinh nhanh. Có 7 lò phản ứng hạt nhân đang hoặc sắp được xây dựng, gồm cả thiết kế trong và ngoài nước. Liên bang Nga dự kiến tăng công suất năng lượng hạt nhân lên 30,5GWe tới năm 2020, sử dụng các lò phản ứng nước nhẹ vào loại tốt nhất trên thế giới. Nga hiện cũng rất tích cực trong việc xây dựng và tài trợ các nhà máy ĐHN mới ở một số nước.

Hay, Hoa Kỳ đã có 5 lò phản ứng đang được xây dựng, 4 lò trong đó là thiết kế AP1000 đời mới. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang xây dựng 2 lò phản ứng đầu tiên trong số 4 lò phản ứng 1.450 MWe của Hàn Quốc, với chi phí trên 20 tỷ USD. Nam Phi đã cam kết để lên kế hoạch tăng thêm các lò phản ứng hạt nhân thông thường. Nigeria đã nhờ tới sự giúp đỡ của IAEA để phát triển các kế hoạch cho 2 lò phản ứng trên 1.000 Mwe. Nhiều nước đang có kế hoạch để tăng thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân hiện có, xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng một cách chắc chắn các nhà máy ĐHN mới.

Thực tế đã chứng minh, năng lượng hạt nhân đã đem lại những lợi ích to lớn về năng lượng, đặc biệt cho các quốc gia không có nhiều tài nguyên để sản xuất năng lượng. Bên cạnh đó, sản xuất năng lượng hạt nhân không thải ra khói, vì thế, không gây ô nhiễm không khí trực tiếp.

Theo IAEA, điện hạt nhân có thể đảm bảo nguồn điện sạch, giá cả phải chăng và đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày càng tăng. Điện hạt nhân dự kiến đạt 1.000 Gwe công suất mới vào năm 2050.
Nga Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Tin cùng chuyên mục

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Chuyên gia năng lượng nguyên tử khuyến nghị gì?

Phú Thọ và ngành điện tìm giải pháp gỡ vướng các dự án lưới điện truyền tải

Điện lực miền Nam đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Bắc Giang: Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng

Hà Tĩnh sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV Vũng Áng vào năm 2025

Châu Âu đối mặt với mùa đông khó khăn; OPEC+ sẽ phải gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống sắp về đích

Lào Cai cam kết giải quyết vướng mắc các dự án truyền tải điện

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Công ty TNHH Trung Linh Phát

EVN và NSMO 'bắt tay' vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia

Bắc Giang: Đề xuất xây dựng mới các kho xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Phát triển điện hạt nhân: Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hướng tới Net Zero

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3