Thứ hai 23/12/2024 06:11

Sử dụng công cụ chính sách phòng vệ thương mại khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Phòng vệ thương mại (PVTM) là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.

Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng ngày càng được các nước sử dụng nhiều hơn. Nhiều nước coi phòng vệ thương mại (PVTM) là "van an toàn" trong chính sách ngoại thương để ổn định sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của người lao động.

Phòng vệ thương mại

Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 02 FTA nữa. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là 03 FTA thế hệ mới với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Điều này một mặt mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như số lượng các vụ việc PVTM gia tăng, gian lận nguồn gốc xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế PVTM.

Các FTA truyền thống và cả FTA thế hệ mới hầu hết đều đã có điều khoản về PVTM. Đa số các FTA đều có mục tiêu xóa bỏ rào cản về thuế đối với thương mại nhưng lại không cản trở quyền của các thành viên tham gia FTA trong việc điều tra và áp dụng các biện pháp PVTM. Vì vậy, công cụ PVTM được nhiều chuyên gia dự báo sẽ trở thành "trụ cột" để đảm bảo thương mại công bằng và bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những tác động tiêu cực gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu.

Nhận thức được tầm quan trọng của công cụ PVTM trong bối cảnh các FTA đã và sẽ bước vào giai đoạn thực thi sâu rộng, hầu hết các dòng thuế nhập khẩu đều đã bị xóa bỏ dẫn đến dòng chảy thương mại gia tăng nhanh chóng, trong thời gian qua Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành nhiều Đề án, Chương trình nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp, trong việc ứng phó và sử dụng công cụ này. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”, Đề án “Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại” với mục đích ngăn ngừa và ứng phó với các vụ kiện PVTM của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững. Trên cơ sở đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ triển khai nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong các Đề án.

Giải pháp nâng cao năng lực về PVTM trong thời gian tới

Thực hiện chủ trương chủ động hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế cũng như các chính sách, chương trình, đề án, cơ chế phối hợp về PVTM, ngày 02 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới". Đề án tạo ra khuôn khổ toàn diện, tổng thể để tạo điều kiện tăng cường hiệu quả công tác PVTM, bảo vệ hợp pháp và hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao hiểu biết, năng lực của các doanh nghiệp, hiệp hội về công cụ PVTM, đồng thời có chiến lược và cơ chế phối hợp nhằm ứng phó hiệu quả với các vụ kiện PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đề án xác định PVTM là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong chính sách thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, cần nâng cao năng lực về PVTM, xây dựng và củng cố cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các ngành sản xuất, hiệp hội, doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn pháp lý để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường, phát triển xuất nhập khẩu bền vững.

Mục tiêu chung của Đề án nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về PVTM để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các cam kết quốc tế, phù hợp với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao nhận thức, năng lực về PVTM của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn pháp lý; củng cố cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội trong lĩnh vực PVTM; sử dụng hiệu quả các quy định về PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích người tiêu dùng. Để thực hiện các mục tiêu này, Đề án đã đưa ra các giai đoạn triển khai như sau:

- Giai đoạn 2022-2025: tập trung vào việc: (i) rà soát tổng thể văn bản pháp luật trong lĩnh vực PVTM, từ đó đề xuất sửa Luật Quản lý ngoại thương hoặc xây dựng Luật Phòng vệ thương mại; (ii) xây dựng cơ sở dữ liệu một số ngành công nghiệp nền tảng và nông nghiệp trọng điểm để nâng cao năng lực về PVTM; (iii) số hóa công tác điều tra, áp dụng biện pháp PVTM để giảm gánh nặng hồ sơ cho doanh nghiệp; tăng cường đào tạo nâng cao năng lực điều tra, áp dụng biện pháp PVTM đối với hàng hóa nhập khẩu; (iv) đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong việc ứng phó với các vụ việc điều tra chống trợ cấp, chống lẩn tránh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.

- Giai đoạn 2026-2030: trên cơ sở tổng kết việc triển khai giai đoạn 2022-2025, hoàn thiện hệ thống pháp luật về PVTM (bao gồm xây dựng hoặc sửa luật, nghị định, thông tư liên quan trong lĩnh vực PVTM); hoàn thiện cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp nền tảng và nông nghiệp trọng điểm; tăng cường tiếng nói của Việt Nam về PVTM trên các diễn đàn khu vực và quốc tế để đảm bảo quyền và lợi ích trong quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động để triển khai Đề án, đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tham gia các Hiệp định FTA. /.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng