Thứ ba 05/11/2024 22:21

Sử dụng chỉ dẫn địa lý ''Nam Ô'' gắn với thương mại sản phẩm và du lịch làng nghề

Sản phẩm nước mắm Nam Ô được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý ''Nam Ô'' tạo điều kiện để thúc đẩy hơn nữa việc gắn kết du lịch với tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nước mắm Nam Ô

Sản phẩm nước mắm Nam Ô vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý ‘‘Nam Ô’’. Theo dữ liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý ‘‘Nam Ô’’ cho sản phẩm nước mắm là 1 trong 3 chỉ dẫn địa lý về sản phẩm nước mắm trên cả nước, bên cạnh nước mắm Phú Quốc và nước mắm Phan Thiết.

Sản phẩm nước mắm Nam Ô vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý ‘‘Nam Ô’’

Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện có 71 thành viên. Sản lượng nước mắm tiêu thụ đạt khoảng 300.000 lít/năm, cùng một số sản phẩm phụ như mắm ruốc, mắm cái, cá khô các loại…, giải quyết việc làm cho khoảng 220 lao động.

Trong bối cảnh thị trường đối với mặt hàng nước mắm đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp, giữa nước mắm truyền thống địa phương này với các địa phương khác, thì việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý đã góp phần quan trọng tăng sức cạnh tranh, uy tín về nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm, nâng tầm giá trị cho làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).

Ông Bùi Thanh Phú (chủ cơ sở sản xuất nước mắm Hương Làng Cổ thuộc làng nghề nước mắm Nam Ô) chia sẻ: ‘‘Khi nhận được văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, người dân làng nghề chúng tôi vô cùng vinh dự và tự hào. Theo đó, chúng tôi sẽ nỗ lực sản xuất theo phương pháp truyền thống và tuân thủ các tiêu chuẩn đề ra của sở, ban, ngành để tiếp tục gìn giữ và phát triển thương hiệu nước mắm truyền thống’’. Theo ông Phú, đây là bước đi đầu tiên trong việc công nhận về uy tín, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.

‘‘Khi có chỉ dẫn địa lý rồi thì người tiêu dùng sẽ biết đến làng nước mắm Nam Ô nhiều hơn. Nhìn vào chỉ dẫn địa lý, họ sẽ biết làng Nam Ô nằm ở đâu, có đặc sản gì’’, bà Phạm Thị Hải Nguyệt (Cơ sở sản xuất nước mắm Hiệp Hải thuộc làng nghề nước mắm Nam Ô) nói.

Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, chỉ dẫn địa lý ‘‘Nam Ô’’ cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm truyền thống Nam Ô nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ giá trị về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm nước mắm truyền thống có lịch sử hàng trăm năm, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho sản phẩm nước mắm truyền thống được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

TP. Đà Nẵng sẽ sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý ''Nam Ô'' thúc đẩy du lịch gắn với tiêu thụ sản phẩm nước mắm Nam Ô

Sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý thúc đẩy du lịch gắn với tiêu thụ bền vững

Thời gian qua, hoạt động thương mại gắn với du lịch làng nghề nước mắm Nam Ô đã được TP. Đà Nẵng chú trọng. Trong đó, đã hình thành được chương trình du lịch cộng đồng gắn với văn hóa địa phương, nhất là hình thành được tour du lịch học đường, trải nghiệm nghề làm nước mắm Nam Ô dành cho các em học sinh.

Với việc được cấp chỉ dẫn địa lý ‘‘Nam Ô’’, ông Bùi Thanh Phú mong muốn thành phố sẽ có thêm những chương trình gắn việc sử dụng chỉ dẫn địa lý để thúc đẩy du lịch và tiêu thụ sản phẩm. Như, tổ chức các khu sản xuất tập trung, bố trí lại đường giao thông để người dân, du khách có thể dễ dàng tiếp cận với các cụm di tích của làng nghề, các hộ sản xuất làm nước mắm trong làng và hiểu hơn về giá trị, cũng như quảng bá, nâng cao thương hiệu nước mắm Nam Ô.

Ông Trần Công Nguyên, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, quận sẽ triển khai thêm các hoạt động để xây dựng thương hiệu nước mắm Nam Ô vững chắc hơn, tiếp tục hỗ trợ các hộ kinh doanh để phát huy tối đa lợi thế của chỉ dẫn địa lý ‘‘Nam Ô’’. ‘‘Câu chuyện vừa phát triển sản phẩm vừa kết hợp du lịch cộng đồng là chương trình quận Liên Chiểu đã có đề án và đang triển khai. Giai đoạn tới, Đà Nẵng cũng tập trung phát triển, mở rộng quy mô làng nghề theo hướng phát triển ổn định, bền vững. Bên cạnh đó, hỗ trợ các hộ sản xuất tham gia chuỗi OCOP, các hội chợ, giao thương kết nối thị trường tiêu thụ’’, ông Nguyên cho hay.

Vũ Lê - Thy Phước
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương