Chủ nhật 22/12/2024 10:31

Sơn La phát triển công nghiệp chế biến theo hướng kinh tế tuần hoàn

Việc hình thành các dự án đầu tư sản xuất, chế biến theo hướng kinh tế tuần hoàn, xây dựng tín chỉ carbon rừng là hướng đi mà Sơn La đã và đang thực hiện.

Là địa phương có diện tích rừng lớn nhất Tây Bắc, vùng trồng cây ăn quả và nông sản chuyên canh lớn thứ 2 của cả nước, /chu-de/tinh-son-la.topic đã và đang kêu gọi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến theo hướng bền vững, đảm bảo kinh tế tuần hoàn. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.

Theo định hướng đến hết năm 2025, tỷ trọng công nghiệp của Sơn La sẽ tăng lên trong đó trọng tâm là công nghiệp chế biến, vậy dựa trên những yếu tố nào để Sơn La có chủ trương này, thưa ông?

Ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đều có mức tăng trưởng GRDP dương, cụ thể năm 2021 là 2,2%, năm 2022 là 8,1% và năm 2023 trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, với sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Sơn La, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 0,75%. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng GDP của tỉnh giữ ở mức 0,76%, trong đó công nghiệp dịch vụ tăng 5,55%, nông nghiệp tăng bình quân 5,45%.

Về cơ cấu nội ngành kinh tế, kết thúc năm 2023, khu vực nông lâm, thủy sản chiếm 24,5%, công nghiệp xây dựng là 27 %, dịch vụ chiếm 41,6 %, thuế sản phẩm trừ trợ cấp các sản phẩm chiếm khoảng 6,9 %.

Định hướng của tỉnh Sơn La trong năm 2024 và kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm 2025, tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản sẽ giữ 21%, tăng tỷ trọng công nghiệp từ 27% lên 29,5% trong đó trọng tâm là công nghiệp chế biến, công nghiệp điện, tập trung thu hút các dự án đầu tư/ nhà máy chế biến lớn.

Tỉnh Sơn La cũng đang phấn đấu GDP bình quân đầu người đến hết năm 2024 là 55 triệu đồng/người/năm và hết năm 2025 đạt 60 triệu đồng/người/năm.

Thu ngân sách trên địa bàn năm 2023 của Sơn La đã đạt 4.290 tỷ đồng, tỉnh phấn đấu mức thu năm 2024 là 6.250 tỷ đồng. Hiện 6 tháng đầu năm 2024 mức thu của tỉnh đạt đạt 1.336 tỷ đồng, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu ngân sách trên địa bàn.

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 98,7 triệu USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng khách đến Sơn La đạt 2,9 triệu lượt người, doanh thu ước đạt 3.560 tỷ đồng

Từ những nội dung đó Sơn La đang cố gắng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Hiện Sơn La đang có 28 chỉ tiêu trong có 22/28 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra chỉ tiêu hiện đã cơ bản đạt và vượt, trong đó chỉ tiêu giảm nghèo năm 2023 đã giảm 3,66% so với năm 2022, xuống còn 14,17%.

Đối với chỉ tiêu xuất nhập khẩu nông, lâm thủy sản, Sơn La hoàn toàn tự tin có thể vượt chỉ tiêu đề ra cuối nhiệm kỳ đạt 196 triệu USD. Thực tế, năm 2023 chỉ tiêu này chúng tôi đã đạt 186,6 triệu USD và năm 2024 chắc chắn con số này sẽ vào khoảng 195-196 triệu USD/năm. Tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD/năm.

Nhà máy chế biến cà phê Sơn La đi vào hoạt động đã góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến của địa phương

Định hướng của Sơn La trong phát triển công nghiệp, theo đó tỉnh sẽ tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến. Năm 2023 tỷ trọng này đã tăng 8%, và tiếp tục tăng lên 8,5% trong 6 tháng đầu năm 2024. Sơn La đã và đang tập trung thu hút các nhà máy chế biến lớn, trong đó đó có các nhà máy chế biến, công nghiệp như: Các nhà máy chế biến cà phê, chế biến sắn...

Hiện Sơn La có khoảng 5 nhà máy chế biến cà phê trong đó vừa mới khánh thành Nhà máy chế biến cà phê Sơn La (huyện Mai Sơn). Cơ bản các nhà máy đang đáp ứng được yêu cầu đối với sản lượng cà phê sản xuất của địa phương.

Trong chế biến nông nghiệp, hiện Sơn La có khoảng 580 nhà máy, cơ sở chế biến trong đó có các nhà máy chế biến với sản lượng lớn như: Nhà máy chế biến Chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty CP Nafoods, Nhà máy Chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao của Công ty IC Food Sơn La, Nhà máy Chế biến rau quả và đồ uống công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Vân Hồ, Trung tâm Chế biến rau, quả xuất khẩu DOVECO tại huyện Mai Sơn. Hiện tỉnh cũng đang xây dựng Nhà máy chế biến tinh bột sắn (tinh bột biến tính) BHL.

Công nghiệp chế biến tỉnh Sơn La có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Quy mô sản xuất của các cơ sở công nghiệp chế biến được mở rộng, từng bước áp dụng các công nghệ chế biến mới, tiên tiến, hiện đại; đối với các dự án đầu tư mới đã kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Trình độ công nghệ trong các cơ sở chế biến có bước phát triển mới. Lực lượng lao động công nghiệp ngày càng được nâng cao về số lượng, trình độ kỹ thuật, tay nghề chuyên môn và ý thức tổ chức kỷ luật lao động.

Các nhà máy chế biến đã góp phần đưa Sơn La trở thành Trung tâm chế biến nông sản theo Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị giao cho Sơn La, không những vậy nó còn giải quyết được vấn đề sản lượng lớn trái cây khi bước vào mùa thu hoạch, đồng thời tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản, giúp ổn định về giá thu mua cho người trồng, tạo ra chuỗi sản xuất khép kín (doanh nghiệp/cơ sở chế biến - hợp tác xã - nông dân).

Vậy với khối lượng nông sản và các cơ sở chế biến lớn như vậy thì công tác xử lý các phụ phẩm sau chế biến sẽ được giải quyết như thế nào, thưa ông?

Từ việc tổ chức sản xuất của các nhà máy chế biến thì tạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra các ứng dụng khoa học công nghệ. Ví dụ, Nhà máy đường Sơn La toàn bộ phế phụ phẩm từ sản xuất đường được sử dụng để sản xuất điện sinh khối với công suất 9MW. Hiện đơn vị này đang tiếp tục nghiên cứu để nâng công suất của nhà máy điện sinh khối lên 25MW.

Quá trình chế biến các sản phẩm công nghiệp như sắn, cà phê, mía đường hay chế biến nông sản sẽ có một lượng lớn phụ phẩm được thải ra từ quá trình sản xuất cũng như vấn đề nước thải. Để giải quyết bài toán này, tỉnh đang khẩn trương thu hút đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Hoàng Văn Thụ của thành phố Sơn La. Cụm công nghiệp sẽ tập trung các dự án, nhà máy sản xuất lớn như cà phê và các hoạt động sản xuất có tác động đến môi trường.

Các nhà máy được thu hút đầu tư đều phải đảm bảo các quy định về môi trường trong đó đáng chú ý là vấn đề nước thải. Đơn cử như Nhà máy chế biến sắn của BHL, hay các nhà máy mía đường, cà phê… tất cả đều được kiểm tra rà soát rất kỹ về đầu ra của nước thải.

Nhà máy Phân bón Sông Lam Tây Bắc đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết vấn đề phụ phẩm trong quá trình chế biến nông sản tại Sơn La

Bên cạnh đó, Sơn La đã thu hút đầu tư các dự án nhà máy chế biến phân bón. Vừa qua, Sơn La đã khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy Phân bón Sông Lam Tây Bắc tại huyện Mai Sơn. Nhà máy được đầu tư nhằm giải quyết phụ phẩm của Nhà máy chế biến Cà phê Sơn La và các phụ phẩm khác.

Hay như đối với Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La, nếu phụ phẩm của sắn, ngô ngọt một phần nếu không đủ tiêu chuẩn cho sản xuất sẽ chuyển thành thức ăn chăn nuôi bò (như vỏ sắn, hạt ngô non và lõi ngô), phụ phẩm còn lại được doanh nghiệp chuyển sang sản xuất phân bón hữu cơ, cung cấp cho các vùng trồng tại địa phương.

Vừa qua Sơn La đã thu hút được dự án đầu tư nhà máy chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của Tập đoàn Mavin với diện tích 13,4 ha trong Cụm công nghiệp Mai Sơn. Nhà máy chia làm 2 tổ hợp gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và xử lý phụ phẩm của quá trình chế biến nông sản của tỉnh Sơn La thành phân bón. Như vậy bài toán xử lý phụ phẩm trong công nghiệp chế biến của Sơn La đã được giải quyết.

Tại Cụm công nghiệp Mai Sơn chúng tôi đã đầu tư bằng ngân sách nhà nước cho hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1. Như vậy kể cả nước thải của BHL, nhà máy của Mavin chuẩn bị khởi công… tất cả được thu gom đưa về hệ thống xử lý tập trung.

Sơn La hiện có đàn gia súc lớn, trâu khoảng 133 nghìn con, bò khoảng 350 nghìn con, lợn khoảng 680 nghìn con, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Mavin đi vào hoạt động sẽ giúp Sơn La giảm bớt nhập khẩu thức ăn hoặc mua thức ăn ngoài tỉnh vào, điều này giúp giảm giá thành sản xuất và tăng giá trị đầu ra cho sản phẩm nông sản của địa phương.

Với định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, ông có thể cho biết những giải pháp của tỉnh để thực hiện mục tiêu này?

Liên quan đến phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trước đó tỉnh đã giao cho Công ty CP Tập đoàn Minh Tiến, đây là đơn vị đầu tiên trong tổ chức sản xuất cà phê đã đưa ra các sản phẩm kinh tế tuần hoàn rất rõ ràng. Bên cạnh sử dụng bao bì là túi giấy trong bao gói sản phẩm, thì toàn bộ phụ phẩm trong quá trình chế biến cà phê được công ty chuyển sang sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Cùng với đó, các nhà máy chế biến cà phê của công ty có hệ thống xử lý nước thải, sử dụng nước hồi lưu tiết kiệm được nước; sử dụng vỏ trấu cà phê để làm nhiên liệu sấy cà phê, với công nghệ lọc khói bụi trước khi thải ra môi trường.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến theo hướng kinh tế tuần hoàn giúp Sơn La phát triển bền vững

Bên cạnh đó, là tỉnh có diện tích rừng lớn thứ 3 của cả nước và lớn nhất khu vực Tây Bắc, hiện Sơn La hiện đang thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, tăng giá trị của rừng, trồng bù thêm rừng, trồng mới rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, phát triển dược liệu dưới tán rừng để đảm bảo sinh kế cho người dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Điều quan trọng với diện tích rừng lớn, Sơn La tập trung cho cam kết của Việt Nam tại COP26 và COP28 là phát thải ròng bằng không thông qua xây dựng chương trình, đề án tín chỉ carbon rừng. Điều này sẽ quay trở lại hỗ trợ cho bà con trồng rừng, hỗ trợ cho chương trình phát triển rừng của tỉnh, cũng như đảm bảo nguồn nước ổn định cho phát triển công nghiệp thủy điện khi mà Sơn La có 3 nhà máy thủy điện lớn gồm Sơn La, Huội Quảng, Nậm Chiến với tổng công suất 3100MW cùng 57 công trình thủy điện nhỏ đã được cấp phép đầu tư.

Ngoài ra, Sơn La cũng đang tiếp tục nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo khác như: Điện gió, điện tích năng, điện sinh khối điều này giúp cho ngành công nghiệp chế biến của Sơn La có nguồn năng lượng sạch để sản xuất, đáp ứng các yêu cầu về giảm phát thải carbon trong sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường - Đức Lâm

Tin cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024