Thứ năm 05/12/2024 09:00

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Nhờ thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản Sơn La năm nay đạt 5.360 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2023.

Hiện nay, tỉnh Sơn La có 82.626 ha cây ăn quả và cây sơn tra; trong đó, 73.026 ha cây ăn quả, 9.600 ha cây sơn tra. Một số cây trồng có diện tích, sản lượng lớn, gồm: 13.276 ha mận, sản lượng 85.985 tấn; 19.853 ha nhãn, sản lượng trên 66.000 tấn; 19.578 ha xoài, sản lượng trên 71.500 tấn; 1.098 ha na, sản lượng khoảng 6.645 tấn và 805 ha dâu tây, sản lượng trên 7.800 tấn...

Thông qua hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản, đến ngày 20/11, toàn tỉnh tiêu thụ được 348.653 tấn hoa quả, ước đạt 93% sản lượng, giá trị ước đạt trên 5.310 tỷ đồng. Thời điểm này, một số loại cây ăn quả thu hoạch xong, như: Dâu tây, mận, xoài, nhãn. Nông dân đang tập trung thu hoạch na, chuối và các loại cây có múi.

Đẩy mạnh chế biến góp phần giảm áp lực tiêu thụ quả tươi, nâng cao giá trị nông sản. (Ảnh: CTV)

Ngoài tiêu thụ quả tươi, toàn tỉnh còn có 17 nhà máy, 543 cơ sở chế biến nông sản; mỗi năm, công suất chế biến từ vài chục đến hàng nghìn tấn xoài, nhãn, cà phê, sắn, dứa, mận hậu, ngô ngọt, chuối, mắc ca, quả sơn tra, các loại rau, củ..., góp phần giảm áp lực tiêu thụ quả tươi, nâng cao giá trị nông sản. Hiện nay, các sản phẩm trái cây của tỉnh còn được các doanh nghiệp, HTX thu mua, chế biến thành các sản phẩm trái cây sấy dẻo, sấy giòn, nước cốt, nước ép, long nhãn; các sản phẩm được Công ty cổ phần Bích Thị, tỉnh Hưng Yên; Công ty cổ phần nông nghiệp hữu cơ FUSA, tỉnh Hải Dương, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Danko; Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Minh Khai, tỉnh Lào Cai; Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm hữu cơ Hà Nội..., thu mua, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Các nhà máy chế biến nông sản hoạt động hiệu quả, không ngừng phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi liên kết, như: Công ty cổ phần Mía đường Sơn La ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ mía với gần 10.000 hộ dân; các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê với 12.000 hộ; Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu liên kết với trên 510 hộ trong chăn nuôi và hàng trăm hộ trồng ngô, phục vụ Nhà máy TMR...

Năm 2024 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 28,3%, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 5,6%. Một số sản phẩm công nghiệp chế biến ước tăng so với cùng kỳ, như: Chè sơ chế tăng 5,36%; tinh bột sắn tăng trên 20%; sữa tươi tiệt trùng tăng trên 5,71%... Dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản đạt 5.360 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2023.

Gia Hân
Bài viết cùng chủ đề: Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa