Thứ ba 29/04/2025 22:06

Slovakia bác khả năng gửi quân đội NATO tới Ukraine

Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini cho biết, Slovakia sẽ không bao giờ đồng ý với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine vì điều này sẽ gây ra xung đột toàn cầu.

Chúng tôi sẽ không bao giờ đồng ý và sẽ không cho phép gửi quân đội Slovakia như một phần của NATO để chiến đấu trên mặt trận Ukraine. Chúng tôi sẽ không bao giờ đồng ý với việc gửi quân NATO đến Ukraine để họ tham gia vào cuộc xung đột”, TASS dẫn lời ông Pellegrini nói.

Theo ông, việc gửi quân NATO tới Ukraine sẽ gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba.

Một số diễn biến khác liên quan:

Số trường hợp đào ngũ tăng mạnh ở Ukraine

Tờ Strana.ua của Ukraine đưa tin, các trường hợp đào ngũ và rời bỏ trái phép đơn vị quân đội trong lực lượng vũ trang Ukraine trở nên thường xuyên hơn kể từ mùa thu năm 2024.

Chiến sự Nga-Ukraine ngày qua vẫn nóng trên khắp mặt trận. Ảnh: RIA

Theo các nhà báo Ukraine, số trường hợp đào ngũ và rời bỏ trái phép các đơn vị quân đội trong lực lượng vũ trang Ukraine ngày càng tăng. Nếu trong những tháng mùa hè năm 2024, có từ 6-7 nghìn quân nhân của lực lượng vũ trang Ukraine đi đào ngũ và rời bỏ trái phép các đơn vị quân đội mỗi tháng, thì vào tháng 9, con số này lên tới gần 8 nghìn, vào tháng 11 là gần 10 nghìn và đạt đỉnh điểm vào tháng 12 là 17,5 nghìn trường hợp.

Trước đó, vào cuối tháng 11/2024, Tổng thống Zelensky đã ký một đạo luật xóa bỏ trách nhiệm hình sự đối với những quân nhân tự nguyện tiếp tục phục vụ sau khi đào ngũ, với điều kiện đó là lần đầu tiên họ vi phạm. Theo đó, quân nhân tự nguyện quay trở lại phục vụ sẽ có thể gia hạn hợp đồng và nhận tất cả các khoản thanh toán phù hợp cũng như bảo đảm xã hội.

Bà Tetiana Sapian, cố vấn của Cục Điều tra Nhà nước cho biết, quân nhân vắng mặt không phép lần đầu tiên có thời hạn đến ngày 1/1/2025 để quay trở lại phục vụ mà không phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

Phương Tây thảo luận gửi quân tới Ukraine trong trường hợp đình chiến

Ông Christian Mölling, cựu chuyên gia an ninh tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức cho rằng, các kịch bản gửi quân nhân tới Ukraine nếu đạt được thỏa thuận ngừng bắn hiện đang được các nước phương Tây thảo luận.

Nếu một hiệp định đình chiến thực sự được thiết lập dọc theo tiền tuyến, thì trước hết việc đảm bảo an ninh cho khu vực này là vô cùng quan trọng. Điều này chắc chắn sẽ cần đến số lượng binh lính lên tới 6 con số”, tờ Focus Online dẫn lời ông Mölling nói.

Lực lượng vũ trang Nga. Ảnh: RIA

Ngoài ra, trả lời câu hỏi liệu binh lính Đức có thể tham gia vào một nhiệm vụ như vậy hay không, ông Mölling lưu ý, không ai muốn nghĩ về điều đó một cách công khai lúc này.

Tuy nhiên, các kịch bản đã được thảo luận ở Bộ Quốc phòng của các quốc gia khác”, ông Mölling cho biết.

Thủ tướng Đức ủng hộ đàm phán giải quyết xung đột ở Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng, ông ủng hộ các cuộc đàm phán để giải quyết xung đột ở Ukraine, nhưng theo ông, chúng không nên diễn ra nếu không có sự tham gia của Kiev.

Chúng ta phải thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine. Để làm được điều này, tôi đang đàm phán với nhiều nước”, ông Scholz nói tại đại hội liên bang của đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) ở Berlin.

Theo ông, “chỉ khi đó mới có thể đạt được hòa bình công bằng”. Ngoài ra, Thủ tướng một lần nữa nhắc lại, Đức cung cấp sự hỗ trợ lớn nhất cho Kiev ở châu Âu và đảm bảo họ sẽ tiếp tục như vậy.

Ukraine gặp khó ở mặt trận Kursk

Tờ Washington Post dẫn nguồn tin từ chiến trường cho biết, sau gần một tuần giao tranh ác liệt trên mặt trận Kursk, tiến triển của Ukraine là rất ít, chỉ đạt được một số lợi thế nhỏ ở một số khu vực.

Trong khi đó, Nga đã tiến công ở cánh trái và bắt giữ các binh sĩ Ukraine. Theo tờ báo của Mỹ, Ukraine đang dần mất lãnh thổ do các cuộc tấn công dữ dội từ phía Nga.

"Đó là những ngày khó khăn. Nga tấn công từ nhiều hướng cùng lúc. Họ đã thành công ở một số hướng. Họ vượt qua biên giới vào Ukraine ở một vài điểm, nhưng chúng tôi đã giành lại được các vị trí", một binh sĩ Ukraine được triển khai tới Kursk tiết lộ.

Theo giới chuyên gia, sự tập trung liên tục của Ukraine vào Kursk cho thấy tầm quan trọng của khu vực này đối với Kiev. Trong khi đó, Nga đang cố gắng giành lại quyền kiểm soát Kursk nhưng vẫn duy trì một phần lớn lực lượng quân sự của mình ở miền Đông Ukraine, nơi Moscow đã đạt được đà tiến kỷ lục trong thời gian qua.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tin thuế quan 28/4: Indonesia tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4: Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin thuế quan 27/4: Thị trường toàn cầu lạc quan trước tín hiệu tích cực về thuế quan

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/4: Quân đội Nga siết vây Dnepropetrovsk

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk