Thứ ba 26/11/2024 02:51

Sim không chính chủ, có lệnh cấm nhưng không khó mua

Dù Bộ Thông tin Truyền thông ngừng cung cấp sim thuê bao di động không chính chủ, nhưng người dân vẫn có thể dễ dàng mua loại sim này trên thị trường.

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông(Bộ TTTT) yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động nghiêm chỉnh thực hiện cam kết với lãnh đạo bộ về việc ngừng cung cấp sim thuê bao di động qua các đại lý; quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các đại lý và nhân viên vi phạm. Tuy nhiên, theo ghi nhận, người dân vẫn có thể dễ dàng mua sim không chính chủ trên thị trường.

Sim đăng ký sẵn vẫn tràn lan trên thị trường, ảnh chụp ngày 23.10. Ảnh: Khánh An

Có giảm nhưng chưa triệt để

Trong vai một người đi mua sim nhưng quên không mang căn cước công dân, phóng viên đã tìm đến 5 cửa hàng bán sim thẻ tại quận Cầu Giấy và Đống Đa. Trong 5 cửa hàng này, có 3 cửa hàng từ chối bán sim kích hoạt sẵn, chỉ bán sim chưa kích hoạt. Những chủ cửa hàng này hướng dẫn rằng, người mua có thể mua sim trắng và chọn số thuê bao, sau đó cầm sim đến điểm giao dịch của nhà mạng để đăng ký chính chủ. Khi đó, sim mới có thể sử dụng được.

“Giờ không còn ai bán sim rác đâu em. Một là em mua sim ở đây rồi đến nhà mạng để đăng ký. Hai là em đến thẳng điểm giao dịch của nhà mạng để mua sim và đăng ký tại đó” - một người bán cho biết.

Thế nhưng, tại 2 cửa hàng bán sim thẻ còn lại, khách hàng có thể dễ dàng mua sim và dùng ngay mà không cần làm bất cứ thủ tục gì khác. Cụ thể, chủ cửa hàng bán sim tại phố Yên Hòa cho biết, cửa hàng luôn có sẵn nhiều sim đã kích hoạt, khách hàng có thể mua với số lượng lớn.

“Muốn sim chính chủ thì bạn phải ra hãng (điểm giao dịch của nhà mạng - PV). Còn sim này bạn chỉ cần lắp sim vào là dùng luôn, không cần phải đăng ký gì hết vì bên mình đã đăng ký rồi” - chủ cửa hàng nói.

Mức giá đưa ra cho những sim đăng ký sẵn này là 100.000 đồng/sim. Khách hàng mua số lượng lớn sẽ được giảm từ 3.000-5.000 đồng/sim. Trước lo lắng của khách hàng về việc dùng sim không chính chủ có thể bị khóa sim bất cứ lúc nào, người này khẳng định rất nhiều khách hàng đã mua sim để làm telesale và sim “vẫn sống khỏe”.

Trong khi đó, tại một cửa hàng bán sim khác, người bán nhận đăng ký chính chủ giúp khách hàng với giá 200.000 đồng/sim. Sim số đẹp sẽ có giá từ 300.000-500.000 đồng/sim. Người bán cho biết, mỗi căn cước công dân chỉ đăng ký được 3 sim và khuyên khách hàng nếu muốn mua sim số lượng lớn thì nên mua sim đã kích hoạt sẵn để thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

Xử lý nghiêm các vi phạm

Trước thực trạng này, vừa qua, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động nghiêm chỉnh thực hiện cam kết với lãnh đạo Bộ TTTT về việc ngừng cung cấp sim thuê bao di động qua các đại lý; quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các đại lý và nhân viên vi phạm. Yêu cầu các doanh nghiệp Viettel, Vietnamobile, MobiFone xử lý các đại lý và nhân viên vi phạm cam kết. Các doanh nghiệp báo cáo kết quả xử lý về Cục Viễn thông để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ TTTT.

Thứ trưởng Bộ TTTT - Phạm Đức Long cho biết, trước kia, Bộ TTTT chưa có thước đo nhằm kiểm tra xem thông tin thuê bao của người sử dụng có chính xác hay không. Sau khi Bộ Công an triển khai Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư, các doanh nghiệp viễn thông đã có căn cứ để tiến hành đối soát thông tin thuê bao.

Hàng tháng hiện có 1,5 triệu thuê bao mới xuất hiện trên thị trường. Trong số 1,5 triệu sim mới ra gần đây, có khoảng 80% sim phát hành qua kênh đại lý. Tuy nhiên, có tình trạng các đại lý thuê người đứng hộ tên để đăng ký thuê bao. Điều này dẫn đến một thuê bao có thông tin đăng ký thật, tên tuổi, địa chỉ thật nhưng người sử dụng lại không chính chủ.

Theo Thứ trưởng Long, Bộ TTTT đã làm việc với các nhà mạng, yêu cầu chấn chỉnh. Thay vì sử dụng kênh đại lý, các nhà mạng sẽ tập trung vào việc phát triển các kênh phân phối của doanh nghiệp mình và những kênh chuỗi có uy tín.

Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, chỉ có phát triển thuê bao một cách chặt chẽ mới hạn chế được tình trạng sim rác, sim không chính chủ ra thị trường. "Bộ TTTT sẽ xử lý rất nghiêm theo Nghị định 14/2022, nếu phát hiện sẽ đình chỉ doanh nghiệp phát triển thuê bao từ 3-12 tháng tùy theo mức độ vi phạm của các nhà mạng" - Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.

Theo Lao động
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành