Siemens không ngừng chinh phục đỉnh cao mới về hiệu suất cho các nhà máy nhiệt điện

T.H

T.H

Tập đoàn Siemens AG, sau hơn 170 năm tồn tại, qua nhiều cú chuyển mình của cách mạng công nghệ, vẫn đang cố gắng tạo ra những giá trị mới làm thay đổi cuộc sống của con người.
Siemens không ngừng chinh phục đỉnh cao mới về hiệu suất cho các nhà máy nhiệt điện
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà máy sản xuất tuabin của Siemens tại Berlin

I. Có thể khẳng định, công nghệ in 3D là lĩnh vực then chốt của Tập đoàn Siemens. Tập đoàn Siemens đã có thể biến tầm nhìn về thiết kế thành hiện thực với công nghệ in tiên tiến bậc nhất này.

Lần thứ hai tới thăm nhà máy sản xuất tua bin khí của Siemens tại thành phố Berlin (Đức) đầu tháng 5 vừa qua, tôi lại một lần nữa ngạc nhiên khi được nghe các chuyên gia kỹ thuật của tập đoàn giới thiệu về công nghệ in 3D và các ứng dụng, thành tựu mới nhất. Siemens cũng là công ty duy nhất áp dụng công nghệ in 3D cho toàn bộ quy trình: Phần mềm thiết kế và mô phỏng, phần mềm cho sản xuất, quản trị điều hành sản xuất. Sản xuất điện là một trong những lĩnh vực khó khăn nhất khi áp dụng công nghệ này và Siemens là đơn vị tiên phong trong ứng dụng in 3D vào lĩnh vực này.

Công nghệ in 3D mang lại độ linh hoạt cao hơn và tốc độ nhanh hơn trong sản xuất. Tính tiên tiến đã được khẳng định bởi: Thời gian phát triển sản phẩm và thử nghiệm nhanh hơn, không có vật liệu tồn kho; rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; có thể sản xuất những linh kiện cỡ nhỏ; đơn giản hóa khâu sản xuất và bảo trì; giảm bớt việc lắp ráp nhiều chi tiết; đặc biệt là, bớt hoặc thậm chí là không cần phải dành thời gian cho việc gia công sản phẩm mẫu (ví dụ như không cần phải đúc khuôn mẫu).

Tua bin khí được coi là lĩnh vực trung tâm của in 3D bởi có rất nhiều bộ phận công nghệ cao được thiết kế phức tạp để nâng cao giá trị cho khách hàng. Chính vì vậy, việc chế tạo thành công cánh quạt động cơ tua bin khí bằng công nghệ in 3D được coi là tiến bộ vượt bậc của nền khoa học công nghệ trên thế giới. Bước đột phá quan trọng đó mở đường cho các nhà sản xuất điện và các thiết bị nặng khác sử dụng công nghệ in 3D không những để chế tạo các mô hình hoặc nguyên mẫu mà còn chế tạo những chi tiết thực tế trong sản phẩm của họ.

Nhóm kỹ sư Siemens đã lắp đặt các cánh tuabin có tính chịu nhiệt cao được chế tạo từ công nghệ in 3D với thành phần là bột đa tinh thể siêu mịn của hợp kim niken trong một loại tuabin khí công nghiệp mã SGT-400 có công suất 13 Mega Wat. Sau đó họ đưa chúng hoạt động trong những điều kiện bình thường mà chúng phải đối mặt trong môi trường làm việc, ví dụ như xảy ra áp suất cao, nhiệt độ cực cao, và lực ly tâm. Với toàn bộ sức mạnh, cánh quạt xoay với vận tốc 1.600 km / h đồng thời kéo tải đến 11 tấn. Chúng cũng phải chịu được nhiệt độ cao vì bị bao phủ bởi luồng khí có nhiệt độ lên đến 1.250 độ C khi tuabin chạy đầy tải (full-load).

Đến thời điểm hiện tại, Siemens là công ty hàng đầu thế giới về ứng dụng in 3D với hơn 40 tổ hợp máy in 3D vận hành trên toàn thế giới; Hơn 100 kỹ sư chuyên ngành, hơn 200 bộ phận được chỉ định cho in 3D đến năm 2022, hơn 12 bộ phận đã được thương phẩm và trên 100.000 giờ vận hành trên tua bin của Siemens.

Siemens hiện đang sở hữu một danh mục đáng nể tua bin khí và tua bin hơi, đặc biệt là các dòng tua bin khí hạng nặng có công suất cao nhất thế giới như tua bin thế hệ H và mới nhất là HL.. Với tua bin khí thế hệ HL, Siemens đã mở đường cho một tầm cao mới về hiệu suất. Siemens coi công nghệ này như một bước phát triển mang tính cách mạng xuất phát từ công nghệ tua bin thế hệ SGT-8000H vốn đã rất thành công trên thị trường với con số bán ra là 88 chiếc trên toàn cầu. Dòng tua bin thế hệ HL được xem là sự kết hợp của “một loạt các công nghệ và đặc điểm thiết kế mới nhưng đã được thử nghiệm với sự ưu việt từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Hiệu suất đạt được là 63% với kỳ vọng nâng lên 65% về trung hạn.

Siemens không ngừng chinh phục đỉnh cao mới về hiệu suất cho các nhà máy nhiệt điện
Kiểm tra những công đoạn cuối cùng trước khi tua bin xuất xưởng

II. Tại Việt Nam, về lĩnh vực phát điện, đến nay Siemens đóng góp khoảng 11% trong tổng sản lượng điện hàng năm của cả nước. Siemens là nhà cung cấp, xây dựng và bảo trì các nhà máy nhiệt điện khí hiệu quả cao và thân thiện với môi trường nhất tại Việt Nam. Trong 20 năm qua, các nhà máy điện do Siemens xây dựng và bảo trì ở Việt Nam đã góp phần sản xuất hơn 155 tỷ kWh cho đất nước.

Siemens Việt Nam được Tập đoàn Siemens lựa chọn để thành lập “Trung tâm kỹ sư giám sát quản lý công trình cho nhà máy điện” phục vụ cho các dự án nhà máy điện chu trình kết hợp do Siemens nhận thầu. Các kỹ sư Việt Nam có cơ hội tốt để được đào tạo và làm việc tại một trong những ngành công nghệ phức tạp nhất là nhà máy điện tuốc bin khí chu trình kết hợp. Được biết, đã có hơn 20 kỹ sư được tuyển dụng, đào tạo và tham gia các dự án điện lớn của Siemens ở 19 nước trên thế giới.

Siemens tham gia xây dựng một số dự án điện nguồn được đánh giá cao tại Việt Nam và vẫn đang cung cấp dịch vụ phụ tùng và bảo trì dài hạn cho các dự án này. Đó là:

Xây dựng Nhà máy Phú Mỹ 2.1 mở rộng với công suất 278MW cho Tập đoàn Điện lực. Đến nay nhà máy này đã vận hành hơn 130.000 giờ sản xuất hơn 30 tỷ kWh điện.

Xây dựng Nhà máy điện chu trình kết hợp Phú Mỹ 3 với công suất 740MW cho Công ty BOT Phú Mỹ 3 (hiện tại do Sembcorp, Sojitz và Kuyshu Electric sở hữu). Đây là nhà máy điện BOT nước ngoài đầu tiên ở VN và sử dụng công nghệ thế hệ F tiên tiến hiệu suất nhiệt cao đến 57%. Từ lúc hoàn thành năm 2004 đến nay nhà máy này đã vận hành khoảng 125,000 giờ sản xuất khoảng 60 tỷ kWh điện.

Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện chu trình kết hợp Cà Mau 1&2 với tổng công suất 1.500MW cho Tập đoàn Dầu khí. Đây là công trình trọng điểm quốc gia trong cụm khí điện đạm Cà Mau. Nhà máy sử dụng công nghệ thế hệ F tiên tiến hiệu suất nhiệt cao trên 57%. Đến nay nhà máy này đã vận hành 75.000 giờ sản xuất đạt mốc hơn 75 tỷ kWh điện.

Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện chu trình kết hợp Nhơn Trạch 2 có công suất 750MW cho Tập đoàn Dầu khí. Đây là công trình trọng điểm quốc gia trong tỉnh Đồng Nai được xây dựng trong thời gian kỷ lục là 28,5 tháng. Nhà máy sử dụng công nghệ thế hệ F tiên tiến hiệu suất nhiệt cao trên 57%. Đến nay đã vận hành hơn 50.000 giờ sản xuất, đạt mốc hơn 30 tỷ kWh điện.

Siemens không ngừng chinh phục đỉnh cao mới về hiệu suất cho các nhà máy nhiệt điện
Ông Thomas Hagedorn

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Thomas Hagedorn - Giám đốc Bán hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Ban Nguồn điện, Tập đoàn Siemens - cho biết: “Đã 7 năm trôi qua kể từ khi chúng tôi hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành trước thời hạn nhà máy điện Nhơn Trạch 2. Chúng tôi rất nóng lòng được tham gia các dự án điện mới ở Việt Nam. Với công nghệ tua bin hàng đầu thế giới và với kinh nghiệm hoạt động trên 170 năm, chúng tôi hoàn toàn có thể hỗ trợ ngành sản xuất điện của Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng do tăng trưởng kinh tế và tăng dân số. Đặc biệt chúng tôi còn có thể sắp xếp tài chính cho các dự án điện lớn của Việt Nam. Sau khi cân nhắc cẩn thận mọi khía cạnh, chúng tôi cho rằng công nghệ tua bin thế hệ F vẫn phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam nhất. Bên cạnh đó chúng tôi vẫn để ngỏ khả năng cung cấp công nghệ tua bin thế hệ H nếu Việt Nam thực sự có nhu cầu”.

TIN LIÊN QUAN
Mấu chốt của phát triển bền vững: Tư duy và hành động cùng nhau!
SIEMENS: Năng lực công nghệ, tạo giá trị bền vững
Siemens củng cố hình ảnh thương hiệu toàn cầu với “Ingenuity for life”
T.H
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.

Tin cùng chuyên mục

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động