Đầu Xuân đến Văn Miếu xin chữ |
Đã sát ngày thi, nhiều phụ huynh đưa các con đến Văn Miếu với mong muốn cầu may mắn trước kỳ thi quan trọng. Mỗi phụ huynh, sĩ tử lại mang đến nguyện cầu của riêng mình.
Vừa mở cổng đã có hàng dài phụ huynh, sĩ tử xếp hàng mua vé vào |
Lặn lội đưa cháu gái từ thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh lên Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu may, bà Trịnh Thu Hà (65 tuổi) chia sẻ: “Ngày mai cháu gái tôi bắt đầu thi đại học rồi nhưng nay hai bà cháu vẫn quyết định lên Hà Nội từ sáng sớm để cầu may mắn, mong cháu tự tin, đỗ đạt điểm cao.”
Hai bà cháu từ Bắc Ninh lên Văn Miếu từ sáng sớm để cầu đỗ đạt |
Đi cùng bà, bạn Nguyễn Thái Linh tâm sự: “Tuy ôn bài rất kĩ và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng nhưng em vẫn muốn cầu may để giải tỏa tâm lý một chút cho bớt lo lắng.”
Nhiều phụ huynh đã chuẩn bị sẵn hương hoa, giấy bút, thậm chí cả giấy báo dự thi để mong cầu những điều tốt nhất cho con.
Phụ huynh cầm cả phiếu dự thi của con để khấn cầu |
Các thí sinh sau khi khấn vái xong còn sờ vào đầu rùa dưới tượng đồng “Đôi hạc” tại nhà Bái Đường mong may mắn, mong thành công.
Không được sờ đầu rùa ở bia tiến sĩ, nhiều bạn trẻ chọn sờ đầu rùa tại nhà Bái Đường |
Nhiều sĩ tử sờ đầu rùa ở cả 2 bên để tăng sự may mắn |
Dù được tuyển thẳng theo hình thức xét học bạ nhưng Phương Nga (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn cùng mẹ đến Văn Miếu để mong cầu may mắn hơn. “Em cầu là điểm thi đại học sẽ cao hơn để em có thể cân nhắc và lựa chọn nguyện vọng tốt hơn với bản thân mình.”
Nga mang cả phiếu dự thi, bút thước, máy tính đến Văn Miếu mong thi tốt |
Rất nhiều nhóm bạn trẻ ở quanh khu vực Hà Nội cũng rủ nhau đến để cầu may mắn.
Nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh (Thanh Trì - Hà Nội) cho biết, các bạn đều có tâm lý thoải mái vì đã được ôn luyện rất kỹ càng, không bị áp lực như kỳ thi vào lớp 10. Tuy nhiên, các bạn đều mong đề thi ngày mai sẽ vừa sức, “lụi đâu trúng đó” để có thể đạt nguyện vọng mong muốn.
Nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh |
Khoảng hơn 1 triệu thí sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT vào 7-8/7, trong đó hơn 85% dùng kết quả để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học, hơn 10% chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT và gần 4% chỉ xét tuyển đại học và vào các trường cao đẳng.