Thứ bảy 23/11/2024 00:55
Công ty CP DAP-Vinachem:

Sẽ không xảy ra hiện tượng vỡ đê và phát sinh sự cố môi trường khác

Sau sự cố vỡ đập hồ chứa nước thải Nhà máy DAP Lào Cai, ngày 13/9, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công ty CP DAP-Vinachem (DAP-Vinachem) cho biết, DAP-Vinachem hiện hoàn toàn yên tâm về hệ thống đê bao của bãi chứa thạch cao. Với nguyên tắc tuân thủ và bảo đảm các yếu tố môi trường, chắc chắn sẽ không xảy ra hiện tượng vỡ đê và phát sinh sự cố môi trường khác.
Công ty CP DAP-Vinachem tuân thủ và bảo đảm các yếu tố môi trường

Đáp ứng yêu cầu về môi trường

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Sinh - Tổng giám đốc Công ty CP DAP-Vinachem cho biết, không chỉ khi có sự cố ở Công ty DAP Lào Cai, công ty mới lo đến vấn đề môi trường. Thực tế, công tác bảo đảm môi trường được DAP-Vinachem tuân thủ nghiêm túc các thông số, chỉ số kỹ thuật giám sát môi trường cũng được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của pháp luật cũng như quy định báo cáo tác động đánh giá môi trường. Cụ thể, khu vực hồ chứa nước mưa của công ty (nằm trên phần diện tích đã được cấp để làm bãi chứa gyps- bã thạch cao lâu dài), có chức năng chứa nước tại khu vực bãi chứa gyps, đồng thời cách ly với khu vực bên ngoài.

Vừa rồi xảy ra sự cố vỡ đập hồ chứa của bãi chứa gyps của DAP Lào Cai, đối với DAP-Vinachem đã tập kiểm tra và yên tâm về hệ thống tuyến đê bao của bãi chứa tạm thời. Cụ thể công ty đã có hai vòng đê, vòng thứ nhất là bãi chứa tạm thời, vòng thứ 2 có bãi chứa lâu dài. Với tuyến đê bao cấp 1 tạm thời, công ty đã đầu tư kinh phí 12,4 tỷ đồng để gia cố, mở rộng với chiều cao thân đê là 8,5m, chiều rộng mặt đê là 16m. Với tuyến đê bao cấp 2, tiếp giáp bên ngoài, có chiều rộng mặt đê là 23m, chiều cao thân đê là 8,5m bên trong và bên ngoài được bọc phủ màng HDPE, đảm bảo chắc chắn. “Như vậy, cùng với 1 tuyến bờ bao bên trong bãi chứa, cộng với 2 cấp đê bao bên ngoài hiện có, công ty, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu điều tiết đảm bảo an toàn, không có phát sinh khi có mưa lớn”, ông Nguyễn Văn Sinh khẳng định.

Công ty tăng cường công tác quản lý an toàn hồ chứa

Trong quá trình sản xuất, công ty đã thực hiện đúng theo quy trình thiết kế, bơm thu gom toàn bộ nước từ bãi chứa gyps đưa về nhà máy để sử dụng lại, tuyệt đối không có nước phát sinh ra bên ngoài. Theo đó, tại khu vực hồ chứa nước róc bãi gyps công ty đã duy trì vận hành liên tục 2 bơm nước động cơ điện vị số P0821A/B công suất mỗi bơm là 50 m3/h. Tại khu vực hồ điều hòa, công ty đã lắp đặt 1 bơm nước chạy động cơ điện, 2 bơm nước di động chạy bằng động cơ dầu diesel, chủ động hạ thấp mực nước các hồ chứa trước mùa mưa.

Bên cạnh đó, để tăng cường khả năng ứng phó với mưa bão, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng kỹ thuật - công nghệ Công ty CP DAP–Vinachem thông tin, công ty cũng đã thực hiện việc đầu tư xây tường bao xung quanh bãi gyps. Đến nay toàn bộ tường vây xung quanh bãi thạch cao tạm thời đã được xây cao thêm 0,85m (xây bằng gạch xỉ), đồng thời đã xây gia cố bờ kè hồ nước róc bên trong bãi chứa tạm thời.

Tăng cường công tác quản lý an toàn hồ chứa

Thực hiện Công văn số 155/HCVN-KT ngày 31/1/2018 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam về việc tăng cường công tác quản lý an toàn đập và môi trường hồ chứa bã thải thạch cao.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình san ủi, chất thải trên bãi chứa gyps, Công ty DAP-Vinachem đã rà soát, ban hành cập nhật lại Quy trình vận hành san gạt, chất thải bã thạch cao. Bổ sung quy định có người giám sát quá trình san gạt, quy định thực hiện biện pháp xử lý chất thải theo từng lớp để bã thạch cao có đủ thời gian cấu kết, ngăn chặn nguy cơ sạt, trượt...

Công ty đã triển khai việc cắt, phân tầng bãi chứa thành nhiều cấp vừa để chống nguy cơ sạt, trượt và tạo cảnh quan bãi chứa. Đồng thời, đã thực hiện việc chuyển bã thải thạch cao từ bãi chứa tạm thời sang bãi chứa lâu dài, khống chế giảm chiều cao bãi chứa tạm thời xuống thấp hơn 35m. Với các biện pháp như trên, chúng tôi khẳng định và cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra nguy cơ sạt trượt đối với bãi chứa thạch cao”, ông Nguyễn Văn Sinh cho biết.

Công ty CP DAP-Vinachem đã chủ động mua 1.000 tấn vôi bột để tập kết tại các vị trí hồ để trung hòa axit và độ PH

Trong thời gian qua, công ty cũng đã thực hiện việc trồng cây và trồng thảm cỏ xanh lên các bậc thang của bãi chứa, đến nay cây cỏ trên bãi chứa thạch cao đã mọc xanh tốt, góp phần cải thiện đáng kể cảnh quan khu vực và tạo kết cấu ổn định cho khu vực bãi chứa, ngăn chặn sạt trượt khi có mưa lớn.

Riêng đối với mùa mưa bão năm 2018, DAP-Vinachem đã thực hiện việc gia cố đắp mở rộng và tôn cao thân đê, đầm chặt ta luy đảm bảo chống sạt lở, chủ động duy trì chạy bơm, rút cạn các hồ chứa trước mùa mưa.

DAP-Vinachem đã tập trung kiểm tra và yên tâm về hệ thống tuyến đê bao của bãi chứa tạm thời

Ông Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định, tại thời điểm này, việc ứng phó với cơn bão số 5 và siêu bão Mangkhut đang cận kề đang được DAP-Vinachem triển khai quyết liệt. Ban phòng chống lụt bão của công ty đã họp, ban hành phương án phòng chống bão, giao cho các đơn vị nhiệm vụ ứng trực, ứng phó sự cố, đảm bảo sẵn sàng về phương tiện (xe cơ giới, bơm nước...) và nhân lực sẵn sàng tham gia chống mưa bão. “Công ty đã tập trung kiểm tra, duy tu lại tuyến đê bao, đồng thời công ty đã chủ động mua 1.000 tấn vôi bột để tập kết tại các vị trí hồ, nâng chỉ số PH, sẵn sàng ứng phó với tình huống phát sinh”, ông Nguyễn Ngọc Sơn nói.

Công ty CP DAP-Vinachem đã công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường thường xuyên tại Sở Tài Nguyên - Môi trường TP. Hải Phòng định kỳ theo quy định 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, công ty báo cáo định kỳ 3 tháng/lần với các cơ quan quản lý phường, xã, quận trên địa bàn.
Thùy Linh - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất