Thứ hai 25/11/2024 10:52

Sau "cơn sốt" Đào, phở và piano: Làm gì để phim đặt hàng đến gần hơn với khán giả?

Sau "cơn sốt" phim Đào, phở và piano, giải pháp nào để phim nhà nước đặt hàng đến gần hơn với khán giả là vấn đề được đại biểu quốc hội đặc biệt quan tâm.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 5/6, đại biểu Lê Đào An Xuân – Đoàn đại biểu Quốc hội Phú Yên nêu vấn đề: Khi dùng điện ảnh quảng bá hình ảnh đất nước, nhiều bộ phim đã thành công. Trong đó, phim do nhà nước đặt hàng như "Đào, phở và piano" có chất lượng cao.

Từ thành công của phim "Đào, phở và piano", đại biểu Lê Đào An Xuân đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là có giải pháp gì để hỗ trợ điện ảnh Việt phát triển, đưa phim đặt hàng đến gần hơn với khán giả?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết sau khi Luật Điện ảnh có hiệu lực, Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định về các hoạt động, phát triển của lĩnh vực này. Theo đó, điện ảnh Việt Nam bắt đầu có bước khởi sắc.

Thời gian qua, tư lệnh ngành văn hoá, thể thao và du lịch nhấn mạnh, Việt Nam đã tập trung thu hút các nhà làm phim nước ngoài đến Việt Nam, vì Việt Nam có phim trường tự nhiên rất đẹp.

"Chúng ta cũng đề nghị nhà làm phim kết hợp quảng bá đất nước, con người Việt Nam để phát triển du lịch. Đơn cử như bộ phim về tình yêu của khách du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với nhà làm phim nước ngoài, phim được đưa lên Netflix và quảng bá được du lịch rất tốt"- ông Hùng nêu.

Trên cơ sở những thành công về quảng bá du lịch qua điện ảnh, thời gian tới, ông Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh cần tiếp tục phát huy lợi thế về vẻ đẹp tự nhiên, phát huy cơ chế chính sách thông thoáng để có nhiều bộ phim chất lượng được quay ở Việt Nam.

Về phim trong nước, ông Hùng cho rằng chủ yếu là phim do tư nhân sản xuất, còn nhà nước một năm bố trí ngân sách cũng không nhiều, chỉ có khoảng 60-70 tỷ đồng cho phim đặt hàng. "Vì vậy, sau thành công của phim Đào, phở và piano, cúng tôi sẽ cố gắng lựa chọn, làm các bộ phim chất lượng"- ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Hùng cho hay, với phim nhà nước đặt hàng, ngành văn hoá phát hiện ra điểm nghẽn là phim không được bán vé vì có nhà nước đầu tư. Vì vậy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hiện đang đề xuất sửa đổi quy định, để các bộ phim tốt được bán vé để có nguồn thu và đầu tư lại cho các phim khác.

Phim "Đào, phở và piano" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng, lấy bối cảnh Hà Nội trong cuộc chiến 60 ngày đêm cuối năm 1946, đầu năm 1947, ca ngợi tinh thần của chiến sĩ, nhân dân Hà Nội thời bom đạn. Phim được chiếu tại Trung tâm chiếu phim quốc gia - đơn vị sự nghiệp của nhà nước có nhiệm vụ chiếu phim để phục vụ khán giả. Toàn bộ doanh thu bộ phim này phải nộp ngân sách Nhà nước.

Sau 5 ngày đầu công chiếu (từ 1-5 Tết Nguyên đán), số suất chiếu và tỉ lệ vé bán rất bình thường. Nhưng chỉ sau khi một tiktoker review về bộ phim lập tức đã được tạo sức lan tỏa lớn đối với công chúng yêu điện ảnh. Phim trở thành hiện tượng đầu tiên của dòng phim nhà nước có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ.

Sau khi tác phẩm được quan tâm, Cục Điện ảnh cũng đã chiếu ở một số rạp tư nhân, những đơn vị đồng ý nộp 100% doanh thu vào ngân sách quốc gia.

Từ hiện tượng phim "Đào, phở và piano", nhiều ý kiến cho rằng, để phim sử dụng ngân sách nhà nước đến gần hơn nữa với khán giả, cần xây dựng cơ chế “mở” để truyền thông bài bản, phát hành diện rộng như các phim tư nhân khác, trích % doanh thu sau phát hành để tái đầu tư, quảng bá cho các phim nghệ thuật khác…

Về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, hiệu ứng tích cực từ truyền thông đối với phim "Đào, phở và piano" chính là tín hiệu buộc chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc quảng bá văn hóa nghệ thuật nói riêng trên một môi trường mới để đạt hiệu quả tối đa.

"Công nghiệp văn hóa đòi hỏi sự chuyên nghiệp và liên thông giữa tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ khai thác tài năng sáng tạo, nguồn lực văn hóa, đến sử dụng công nghệ và kỹ năng kinh doanh, từ đó một sản phẩm nghệ thuật có thể được đưa ra thị trường và phát huy hết tác dụng"- PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: điện ảnh Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Đặc sắc các hoạt động thể thao, văn hóa dân tộc tại lễ hội PuTaLeng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Southampton và Liverpool, 21h00 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11, rạng sáng 25/11: Ipswich Town và MU, Southampton và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận định bóng đá Man City và Tottenham, 00h30 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh 2024/2025

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11: Tâm điểm Man City và Tottenham, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024

Nhiều đổi mới tại giải Vô địch các câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIII

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Khai mạc 'Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng' năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng