Chủ nhật 22/12/2024 23:00

Sau bão số 3, Thái Bình ưu tiên khắc phục sự cố về điện để phục vụ đời sống người dân

Thái Bình tập trung khắc phục hậu quả của bão số 3 trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên khôi phục hệ thống điện để phục vụ đời sống người dân.

Sáng ngày 8/9, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại huyện Thái Thụy.

Theo báo sơ bộ thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn huyện Thái Thụy đến 7 giờ sáng ngày 8/9, chưa có thiệt hại về người và tàu thuyền. Tuy nhiên có 35.000m2 mái tôn nhà xưởng, trang trại, công trình công cộng, trường học, nhà tạm của nhân dân bị tốc; nhiều biển quảng cáo, đèn đường trang trí,… bị hư hỏng; 1 cổng chào kết cấu thép của xã bị đổ, gãy; hệ thống loa truyền thanh, nhiều xã bị hư hỏng.

Đặc biệt, toàn bộ đường dây trung thế 22kV và 35kV từ trạm biến áp 110kV Thái Thụy và Thái Hưng bị sự cố gây mất điện toàn bộ phụ tải trên địa bàn huyện (trừ Khu công nghiệp Liên Hà Thái); 17 trạm biến áp bị sự cố nổ sứ; trên 450 cột điện bị siêu, đổ, gãy. Hiện đơn vị điện lực đang khẩn trương khắc phục để cấp điện trở lại phục vụ sản xuất, dân sinh.

Ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bỉnh kiểm tra công tác khắc phụ hậu quả bão số 3 tại huyện Thái Thụy (Thái Bình) (Ảnh: CTTĐT tỉnh Thái Bình)

Ngay tối ngày 7/9, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang, các đơn vị chức năng của huyện, các xã, thị trấn khẩn trương huy động nhân lực thu dọn cành cây, cột điện gãy, đổ; hệ thống cáp quang, dây điện, dây truyền thanh, dây viễn thông bị đứt để giải tỏa giao thông, tránh ách tắc, gây tai nạn giao thông; phối hợp với điện lực, viễn thông dựng, thay thế cột bị đổ, gãy để khẩn trương cấp điện trở lại và đảm bảo thông tin được thông suốt. Đến 22 giờ cùng ngày, tất cả các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ trên địa bàn huyện đã thông suốt.

Tại một số địa phương khác của tỉnh Thái Bình, hệ thống truyền tải điện cũng gặp ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại khu vực thành phố Thái Bình, đêm 7/9 đã có mưa to đến rất to; sức gió mạnh làm nhiều cây xanh ở các tuyến đường phố, khu đô thị, khu dân cư gãy đổ; cuốn bay nhiều biển quảng cáo; gãy đổ một số cột điện chiếu sáng công cộng; làm mất điện cục bộ…

Tại huyện Hưng Hà, 15/15 đường dây trung áp trên địa bàn huyện gặp sự cố khiến mất điện ảnh hưởng gần 100.000 nghìn khách hàng; 50 cột điện bị gãy đổ, nhiều điểm bị đứt dây, hư hỏng hộp công tơ…

Tại huyện Quỳnh Phụ, mưa lớn cùng gió cũng đã làm ảnh hưởng đến đường dây truyền tải điện của huyện, gấy mất điện trên diện rộng từ trưa ngày 7/9.

Theo thống kê sơ bộ của điện lực tỉnh Thái Bình, bão số 3 đã làm thiệt hại 4 đường dây 110kV và 3 trạm biến áp 110kV, trên 80 lộ đường dây trung áp khiến khoảng 570.000 khách hàng trên đìa bàn tỉnh bị mất điện…

Để nhanh chóng ổn định đời sống người dân, khôi phục các hoạt động sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận nhấn mạnh: Điều ưu tiên cần làm là khẩn trương khôi phục hệ thống điện, viễn thông, thông tin liên lạc bị ảnh hưởng trên địa bàn huyện bảo đảm thông suốt, ưu tiên cho các trụ sở hành chính, cơ quan, đơn vị phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp và đời sống dân sinh. Tiếp tục rà soát, huy động lực lượng ra quân xử lý cây gẫy đổ, vật chướng trên các tuyến đường, bảo đảm giao thông thông suốt.

Ông Nguyễn Khắc Thận cũng yêu cầu các địa phương phải khẩn trương thực hiện ngay các công việc khắc phục hậu quả sau bão với mục tiêu hoạt động của người dân, doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động bình thường.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 3

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững