Thứ ba 19/11/2024 23:37

Sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam còn nhiều thách thức

Đó là nhận định của TS. Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KHCN&MT của Quốc hội tại Chương trình Thúc đẩy sản xuất- tiêu dùng bền vững 2024.

Sản xuất và tiêu dùng bền vững đã được cụ thể hóa trong Luật

Thời gian qua Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, đặc biệt tại COP26, Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Để thực hiện được các cam kết này cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và lộ trình thực hiện từ Chính phủ cũng như cả hệ thống chính trị.

Toàn cảnh Chương trình Thúc đẩy sản xuất - tiêu dùng bền vững 2024

Phát biểu tại Chương trình ‘Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững 2024’ được tổ chức vào sáng 27/7 tại Hà Nội, TS. Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh: Sản xuất, tiêu dùng bền vững với nội dung chính là sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; lưu thông, phân phối xanh; tiêu dùng xanh, tiêu dùng thông minh, có trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm phân loại, tái chế chất thải của nhà sản xuất, người tiêu dùng nhằm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế các bon thấp và kinh tế xanh đang ngày càng có ý nghĩa và vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở phạm vi khu vực và trên toàn thế giới.

Thời gian qua nhiều hoạt động tuyên truyền kết nối hình thành các mạng lưới sản xuất, tiêu dùng bền vững đã được hình thành tại nhiều quận, huyện của thành phố Hà Nội, từng bước tạo thói quen sản xuất, và tiêu dùng xanh trong cộng đồng doanh nghiệp, xã hội (Ảnh: Thu Hường)

Nhận thức được điều đó, từ năm 2015 với vai trò là thành viên của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tham gia ký cam kết thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu thứ 12 về bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã chủ động và thực hiện nhất quán, xuyên suốt quan điểm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững, đặc biệt trong công tác xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”- TS Tạ Đình Thi cho hay.

Vì sao sản xuất và tiêu dùng bền vững còn nhiều thách thức?

Đến nay, hệ thống chính sách pháp luật về sản xuất, tiêu dùng bền vững đã và đang ngày càng được hoàn thiện. Việt Nam đã ban hành và đang triển khai các luật có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả cả về mặt hoàn thiện thể chế chính sách cũng như triển khai thực hiện, tuy nhiên theo TS Tạ Đình Thi “chúng ta vẫn còn nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức ở phía trước, làm sao sớm đưa các chính sách, pháp luật đi vào thực tiễn”.

TS Tạ Đình Thi đánh giá, đa số doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của sản xuất bền vững đối với sự tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển lâu bền của chính mình, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tìm kiếm, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất xanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, mở rộng thị trường để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, thân thiện với môi trường; thực hiện tái chế, kinh tế tuần hoàn; thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; nâng cao nhận thức cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

TS Tạ Đình Thi Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn

Một số tổ chức tín dụng đã chủ động thiết kế các gói ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất bền vững, thực hiện chính sách về tín dụng xanh nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp, ít thu hút được sự quan tâm và hấp dẫn các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp lưu thông, phân phối, đặc biệt là các chuỗi siêu thị, các đại siêu thị đã từng bước xanh hoá quy trình phân phối, giảm thiểu bao bì trung gian, giảm thiểu chất thải; sớm sử dụng, phân phối sản phẩm, bao bì thân thiện với môi trường.

Tuy vậy theo TS Tạ Đình Thi, các hoạt động này chưa có tính bền vững, việc sử dụng túi nilong, bao bì khó phân huỷ vẫn còn phổ biển, chưa có nhiều hoạt động nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc tiêu dùng xanh, tiêu dùng thông minh; chưa thực hiện tốt việc tiếp nhận các sản phẩm, bao bì thải bỏ để đem đi tái chế…

Người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn và có ý thức ưu tiên lựa chọn tiêu dùng xanh, thấy được trách nhiệm của mình trong quá trình thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững; nhận thức tốt hơn và thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; các hành động giảm thiểu chất thải nhựa ngày càng phổ biến nhưng giá thành sản phẩm xanh vẫn còn cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân, trong khi đó các hành vi quảng cáo gian dối, lợi dụng thông tin sản phẩm xanh để bán giá cao ngày càng phổ biến, gây e ngại, tâm lý hoang mang đối với người tiêu dùng, thói quen và ý thức tuần hoàn tài nguyên chưa được hình thành nên quá trình hình thành phong trào người tiêu dùng thông thái còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình tiêu dùng bền vững.

TS Tạ Đình Thi cho rằng, vẫn còn những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật, thiếu những quy định và chế tài cụ thể trong thi hành pháp luật cũng như thiếu các công cụ, phương tiện trong công tác quản lý.

Thông qua các hoạt động của chương trình sản xuất- tiêu dùng bền vững, chúng tôi mong muốn trước tiên sẽ tạo ra một phong trào mạnh mẽ, sôi nổi và rộng khắp trước hết tại các hệ thống siêu thị lớn nhỏ về tiêu dùng xanh để thúc đẩy quá trình sản xuất xanh và tiêu dùng xanh trong cả nước; để từ đó sẽ dần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, hình thành thói quen tiêu dùng xanh và dần trở thành tự nhiên như cuộc sống thường nhật của mỗi người, mỗi doanh nghiệp, tổ chức.”- TS Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

VEAM trao tặng 25 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai ở Bát Xát (Lào Cai)

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

19/11 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Những lời chúc hay và ý nghĩa nhất nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hà Nội: Cận cảnh khu đất sẽ được thu hồi để mở rộng đường QL1A

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Hà Nội: Bán 19 thửa đất tại Thanh Oai, giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m2

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Dự kiến chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho người có công

Hội thi tuyên truyền về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024