Thứ ba 19/11/2024 18:24

Sản xuất công nghiệp và thương mại 2 tháng đầu năm: Những tín hiệu tích cực

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại 2 tháng đầu năm 2017 có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu tích cực, được kỳ vọng giúp những mục tiêu năm 2017 của ngành Công Thương sớm hoàn thành.
Hoạt động xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tăng nhẹ

Tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 2 tháng đầu năm, IIP tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, IIP 2 tháng đầu năm tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 là bởi IIP của ngành khai khoáng giảm khá mạnh (giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2016). Bên cạnh đó, IIP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành sản xuất và phân phối điện cũng tăng thấp hơn với 1,9% và 3,5% so với mức tăng của 2 tháng đầu năm 2016.

Mặc dù vậy, năm 2017, công nghiệp chế biến, chế tạo được xác định tiếp tục là động lực để kéo mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Thực tế, 2 tháng đầu năm, một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mặc dù gặp nhiều khó khăn song vẫn đạt mức tăng cao hơn cùng kỳ năm trước như ngành dệt (vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 51,7 triệu m2, tăng 8,8% so với cùng kỳ); ngành sản xuất trang phục (quần áo mặc thường ước đạt 577,7 triệu cái, tăng 14,3% so với cùng kỳ)…

Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nâng cấp hạ tầng để triển khai 52 thủ tục hành chính qua hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4, nâng tổng số các thủ tục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương lên 205 dịch vụ.

Xuất khẩu tăng cao, thị trường trong nước ổn định

Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng đã tạo nguồn hàng ổn định, giúp các hoạt động thương mại như xuất khẩu (XK), thị trường trong nước có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, kim ngạch XK 2 tháng đầu năm 2017 ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, thoát khỏi đà giảm kéo dài của năm ngoái, giá XK của những tháng đầu năm có mức tăng trưởng đáng ghi nhận. Theo Bộ Công Thương, so với cùng kỳ 2016, giá bình quân của đa số các mặt hàng đều tăng như: Nhân điều tăng 20,3%, cà phê tăng 31,9%, cao su tăng 81%, than đá tăng 115,5%, dầu thô 61,9%... Trong bối cảnh lượng XK giảm và việc tìm kiếm, mở rộng thị trường XK khó khăn, giá XK tăng đã đóng góp cho kim ngạch XK khoảng 736 triệu USD.

Trong các nhóm hàng XK chính, nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm có mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ (tăng 15,5% so với 5,4% của năm 2016). Mức tăng này được ghi nhận do đóng góp của cả giá và lượng từ một số nhóm mặt hàng như phân bón các loại (tăng 88,3% về lượng và 82% về giá trị); chất dẻo (tăng 58,7% về lượng và 69,4% về giá trị); thép các loại (tăng 26,8% về lượng và 48,7% về giá trị); máy móc, thiết bị phụ tùng (49,5%)... Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu đối với nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất cũng gia tăng mạnh.

2 tháng đầu năm, thị trường hàng hóa sôi động bởi các hoạt động phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Nguồn cung thực phẩm dồi dào, cộng với công tác quản lý thị trường được thực hiện rốt ráo khiến giá mặt hàng này duy trì ổn định. Riêng giá nhiên liệu tăng do ảnh hưởng của giá thế giới. Tính chung 2 tháng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước đạt 640.043 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2016.

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm