Thứ bảy 28/12/2024 07:13

Sản xuất công nghiệp: “Giữ nhịp” tăng trưởng

Quý I/2024, sản xuất công nghiệp khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành là 6,18% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%.

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 6,18%

Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc, với giá trị tăng thêm toàn ngành là 6,18% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp tích cực vào tổng sản phẩm trong nước (GDP). Điểm sáng là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã phát huy trở lại vai trò dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp và nền kinh tế, với tốc độ tăng 6,98%.

Quý I/2024, sản xuất công nghiệp khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành là 6,18% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%.

Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2024, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%. Riêng tháng 3/2024, IIP tăng tới 20% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2023. Sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng với IIP tăng ở 54/63 địa phương. Một số địa phương có IIP tăng khá cao ở mức hai đến ba con số. Tính chung quý I/2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, Kết quả điều tra xu hướng sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Tổng cục Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp dự báo hoạt động sản xuất, kinh doanh quý II khả quan hơn quý I với 82% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh quý II tốt hơn và giữ ổn định so với quý I, chỉ có 18% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh quý II khó khăn hơn quý I năm 2024.

Theo Bộ Công Thương, đạt được những kết quả nêu trên là nhờ sự hiệu quả từ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, các chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ trong giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các dự án công nghiệp trọng điểm; kết quả thu hút, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giúp tăng năng lực sản xuất trong nước; sự phục hồi của thị trường thế giới, dần chuyển sang trạng thái mới, thích ứng với những biến động lớn các năm 2022, 2023; số lượng các đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng;…

Nhìn nhận kết quả trên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, từ đầu quý I và đặc biệt là trong tháng 3/2024, sản xuất công nghiệp cả nước tiếp tục cho thấy sự phục hồi tích cực. Kết quả này phản ánh rõ qua việc các doanh nghiệp đã nối lại những chuỗi cung ứng bị đứt gãy trước đó để tăng đơn hàng. Thị trường dần mở rộng với tổng cầu tăng lên. Bên cạnh đó, một số tập đoàn nước ngoài như Samsung đã đưa ra sản phẩm mới góp phần gia tăng sản xuất công nghiệp.

Hoá giải điểm nghẽn, khơi thông thị trường

Kinh tế thế giới, nhất là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, được dự báo khả quan hơn trong quý II/2024. Thị trường ấm lên là cơ sở để xuất khẩu cả nước tiếp đà tăng mạnh cùng với sức mua tại thị trường trong nước dần phục hồi, đầu tư công được đẩy nhanh… sẽ tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng trưởng thời gian tới. Báo cáo xu hướng sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp chế biến của Tổng cục Thống kê mới đây cũng cho biết, 82% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh quý II/2024 so với quý I/2024 sẽ ổn định và tốt hơn.

Lạc quan trước sức bật của sản xuất công nghiệp cả nước, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, trong quý II-2024, có thể đơn hàng còn tăng lên, do đó các doanh nghiệp cần có chiến lược dự phòng hợp lý về vốn, chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng chuỗi cung ứng đa kênh về nguyên - nhiên - vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị. Cùng với đó, nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm tìm kiếm đối tác, mạnh dạn khai mở quan hệ mới, thị trường mới... cũng là giải pháp nên tiếp tục thực hiện.

Theo Bộ Công Thương, thời gian tới sẽ tập trung triển khai các quy hoạch ngành cấp quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, điện… để khuyến khích đầu tư, tạo đà tăng trưởng cho ngành công nghiệp. Trước thực tế tiêu thụ điện quý I/2024 tăng phụ tải 11,5% do sản xuất gia tăng, một trong những nhiệm vụ “nóng” đang được Bộ tích cực triển khai là bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định, nhất là trong các tháng mùa khô sắp tới. Bộ đã chủ động ban hành kế hoạch cung ứng điện, tập trung nguồn lực để phấn đấu hoàn thành các công trình lưới điện, nguồn điện và tăng cường khả năng truyền tải; đồng thời bảo đảm đủ nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất điện.

Để hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn nữa, các doanh nghiệp kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo cơ hội tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên, vật liệu cũng như khách hàng mới. Ngoài ra, có các chính sách ổn định giá cả, kích cầu tiêu dùng hiệu quả, hỗ trợ tiêu thụ và sản xuất hàng hóa cho doanh nghiệp.

Chia sẻ về nội dung này, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, Bộ sẽ đây nhanh hơn việc xây dựng hai trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại phía Bắc và phía Nam là một trong những giải pháp căn cơ nhằm khắc phục những hạn chế của ngành công nghiệp, nhất là về năng lực tự chủ trong sản xuất. Các trung tâm hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; nghiên cứu phát triển; mua bán, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Hai trung tâm này cũng đóng vai trò kết nối các trung tâm tại địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp, hình thành hệ sinh thái về công nghệ và sản xuất công nghiệp.

Đưa ra thêm giải pháp cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới, Bộ Công Thương khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...

Trong dài hạn, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ô tô, dệt may, da - giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm...

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024