Thứ tư 18/12/2024 19:11

Sâm Ngọc Linh chết tràn lan, tỉnh Kon Tum yêu cầu quản lý chặt nguồn gốc giống

UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo quản lý chặt chẽ nguồn gốc giống, không để xảy ra tình trạng mua bán giống sâm Ngọc Linh không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc.

Ngày 3/6, UBND tỉnh Kon Tum có thông tin chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát sâu bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh.

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông - ông Võ Trung Mạnh (ngoài cùng bên trái) giới thiệu với Bí thư tỉnh ủy Kon Tum - ông Dương Văn Trang (ngoài cùng bên phải) về vườn ươm sâm Ngọc Linh. Ảnh: UBND huyện Tu Mơ Rông

UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan đơn vị có liên quan kịp thời có giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

Đồng thời, nghiên cứu, tham vấn, trao đổi kinh nghiệm tổ chức trồng và chăm sóc cây sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam để có giải pháp hướng dẫn người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, phương pháp trồng và chăm sóc cây Sâm Ngọc Linh để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện có hiệu quả.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo UBND huyện Tu Mơ Rông, Đắk Glei quản lý chặt chẽ nguồn gốc giống sâm Ngọc Linh đảm bảo và an toàn với dịch bệnh. Không để tình trạng mua bán giống sâm Ngọc Linh không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng xảy ra trên địa bàn, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Trước đó, theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã ghi nhận hơn 30.000 cây sâm Ngọc Linh bị ảnh hưởng, chết do nấm bệnh, sương muối và mưa đá. Hai huyện bị ảnh hưởng là Tu Mơ Rông và Đắk Glei (tỉnh Kon Tum), thiệt hại ước tính khoảng 10 tỉ đồng.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc