Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung một số quy định mới sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư? Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn Luật Đầu tư công (sửa đổi): 'Nóng' vấn đề phân cấp, phân quyền

Thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư công

Sáng 6/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Đại biểu Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng
Đại biểu Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng

Đại biểu Trần Chí Cường - đoàn Đà Nẵng đánh giá cao dự án Luật Đầu tư công sửa đổi trình tại kỳ họp lần này vì đã hiện thực hóa được những chủ trương tại Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao cho địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm.

Dự thảo Luật đã nghiên cứu tháo gỡ được những vấn đề lâu nay đang vướng mắc trong thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư công từ các quy định của Luật Đầu tư công hiện hành hoặc do việc quy định tạo ra cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau trong tổ chức triển khai thực hiện Luật, để thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư công.

Bên cạnh việc tháo gỡ các bất cập, vướng mắc thông qua sửa đổi, bổ sung các điều, khoản như báo cáo giải trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách đã nêu, đại biểu cho rằng việc bổ sung một số quy định mới như việc: Tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, sử dụng các nguồn vốn ngoài vốn đầu tư công cho công tác chuẩn bị đầu tư, phân cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, phân cấp quyết định chủ trương đầu tư các nhóm dự án… sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công.

Tuy nhiên, vấn đề quy trình thủ tục thực hiện đầu tư dự án công cần phải được nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện dự án.

Cũng theo đại biểu, thủ tục đầu tư không chỉ được quy định trong Luật Đầu tư mà còn được quy định trong nhiều luật khác nhau như đất đai, xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, phòng cháy chữa cháy…

Theo quy định hiện hành, thời gian thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, phòng cháy chữa cháy thường mất nhiều thời gian. Mỗi thủ tục lại có yêu cầu riêng về hồ sơ, trình tự và thời gian, một số thủ tục lại quy định nhiều bước thực hiện (thủ tục xây dựng), một số thủ tục phải thực hiện tuần tự, kết quả của thủ này là đầu vào của thủ tục khác.

Đại biểu cho hay: “Tính trung bình, thời gian để thực hiện đầy đủ các thủ tục nêu trên (tùy theo loại dự án A, B hay C) sẽ kéo dài từ khoảng 250 ngày đến 350 ngày mới khởi công xây dựng, tức là phải hơn 8 tháng kể từ lúc HĐND thông qua mới thực hiện. Trên thực tế, thời gian thực hiện thủ tục có thể kéo dài hơn do độ trễ vì phải hoàn thiện các hồ sơ và tài liệu có liên quan”.

Vì vậy, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu bổ sung quy định thời gian ở các bước lập thủ tục và phê duyệt của các cơ quan, tương tự như quy định ở điều 36a bổ sung Luật Đầu tư quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt trình Quốc hội trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Dự án Luật Đầu tư công sửa đổi quy định thời gian bố trí vốn đối với dự án nhóm A là 6 năm, nhóm B là 4 năm và nhóm C là 3 năm không thay đổi so với quy định tại Luật Đầu tư công hiện hành.

“Với thời gian thực hiện quy trình thủ tục như trên thì việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, điều 89 Luật Đầu tư công hiện hành về hạn mức đối với phần vốn của các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trong kỳ đầu tư công trung hạn hiện tại chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không được vượt quá 20% là việc bất khả thi” - ông Cường nhận xét.

Vì vậy, đại biểu đề nghị xem xét nâng hạn mức phần vốn chuyển tiếp của kỳ đầu tư công trung hạn hiện tại sang kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 50% trên cơ sở căn cứ định hướng, chiến lược phát triển, dự kiến nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của trung ương và địa phương khi phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Khắc phục bất cập, rút ngắn thời gian thực hiện

Đại biểu Phạm Hùng Thắng - đoàn Hà Nam cũng nhất trí về sự cần thiết ban hành dự án Luật Đầu tư công sửa đổi và đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sơ Dự án Luật của Chính phủ và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng rất tích cực, khẩn trương trong việc thẩm tra Dự án Luật.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam
Đại biểu Phạm Hùng Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Góp ý về khoản 1 Điều 7 - Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi quy định về ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công, đại biểu nêu, trong Dự thảo Luật quy định 12 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công. Có ngành, lĩnh vực thì nêu cụ thể; có ngành, lĩnh vực thì nêu chung chung như: điểm k) các hoạt động kinh tế; điểm m) xã hội...

Quy định như vậy, đại biểu thấy vừa thiếu, vừa trùng lặp... Theo đó, đề nghị dự thảo Luật nên quy định chung các ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công và giao Chính phủ quy định chi tiết: khoản 2 Điều 7 dự thảo Luật cũng đã quy định việc này.

Tại điểm b khoản 1 Điều 9, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) quy định về tiêu chí phân loại dự án nhóm A, ông Phạm Hùng Thắng đề nghị nghiên cứu sửa đổi theo hướng: Quy định này chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư mới còn đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được đầu tư thì việc cải tạo, nâng cấp hạ tầng được thực hiện như các dự án hạ tầng xây dựng khác (nhóm B, nhóm C tùy theo mức vốn đầu tư) để tạo thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và tăng tính chủ động của các địa phương.

Tại Khoản 2 Điều 57, dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi Quy định về điều kiện bố trí vốn hàng năm, đại biểu cho hay, theo quy định tại Khoản 2 Điều 57, dự thảo thì sau khi dự án hoàn thành bước chuẩn bị đầu tư như Phê duyệt chủ trương đầu tư, bố trí kế hoạch vốn trung hạn và phê duyệt dự án đầu tư nhưng nếu chưa được bố trí vốn hàng năm thì sẽ không triển khai thực hiện các công việc tiếp theo trong bước thực hiện đầu tư như: Việc giải phóng mặt bằng, thiết kế, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, đấu thầu lựa chọn đơn vị giám sát… làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.

Để rút ngắn về thời gian, thủ tục thực hiện các công việc nêu trên, đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung thêm điều kiện để dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm vào Khoản 2 Điều 57 và được sửa như sau: “2. Chương trình, dự án, đối tượng đầu tư công khác đã được cấp có thẩm quyền (quyết định chủ trương đầu tư), quyết định đầu tư hoặc các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan”.

Đại biểu cũng góp ý về khoản 1 Điều 59, dự thảo Luật quy định về vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Cụ thể, về quy định: 1.“Vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được bố trí để lập Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án", đại biểu Phạm Hùng Thắng đánh giá, quy định như vậy thì các công việc phải thực hiện tiếp theo như: Lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán và đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, đấu thầu lựa chọn đơn vị giám sát… sẽ không triển khai thực hiện được khi chưa bố trí vốn thực hiện dự án.

Để khắc phục bất cập này và rút ngắn về thời gian thực hiện các công việc nêu trên, đề nghị xem xét sửa đổi Khoản 1 Điều 59 và Khoản 3 Điều 59 Dự thảo Luật, theo hướng: Chuyển các nhiệm vụ như lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong bước thực hiện đầu tư về nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Xem thêm