Thứ tư 25/12/2024 08:53

Ra mắt sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật điện tử NFT

Ngày 24/6, Binance - một hệ sinh thái blockchain, vừa công bố sàn giao dịch các tác phẩm nghệ thuật NFT cho phép các nghệ sĩ và các nhà sưu tập trên thế giới có thể dễ dàng mua bán các tác phẩm nghệ thuật điện tử NFT độc nhất vô nhị, không thể sao chép.

Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật điện tử NFT mang đến sự thuận tiện cho Nghệ sĩ và các nhà sưu tập

Sáng tác các tác phẩm nghệ thuật điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến trong giới nghệ sĩ toàn cầu. Gần đây nhất, một tác phẩm điện tử có tên gọi Mỗi ngày - 5000 ngày đầu tiên được bán đấu giá 6,39 triệu USD. Tác phẩm này một loại tài sản mật mã dùng công nghệ NFT.

NFT thực chất là một loại token không thể sao chép, không thể thay thế được ra đời từ năm 2017. Chính vì vậy, tác phẩm nghệ thuật NFT luôn độc nhất vô nhị và được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của người sở hữu. Người mua có thể truy nguyên tác giả sở hữu mà không cần đơn vị trung gian hay nhà đấu giá nào đứng ra xác tín. Do đó việc Binance ra mắt sàn giao dịch NFT tạo ra một hệ sinh thái cho các tác giả và giới sưu tập đến gần nhau hơn và giao dịch dễ hơn hơn.

Người dùng có thể dễ dàng nạp NFT vào "Thị trường giao dịch" và chọn niêm yết NFT để bán hoặc đấu giá với mức chi phí tối thiểu. Binance tính phí xử lý rất thấp ở mức 1% - và nhà sáng tạo hoặc người nạp tiền sẽ nhận được mức phí 1% dành cho khách hàng thân thiết trong tất cả các giao dịch tiếp theo.

Nhân dịp này, Binance cũng ra mắt dự án 100 Nhà sáng tạo (100 Creators). Chương trình 100 Creators được tạo ra để truyền cảm hứng và nhận diện những tài năng sáng tạo của các khu vực cũng như tạo cơ hội để họ chia sẻ tác phẩm của mình đến với những nhà sưu tập và người đam mê NFT ở trên toàn thế giới.

Trong số 100 Nghệ sĩ từ khắp các quốc gia như: Úc, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc, Nga, Singapore, Mexico, Anh, Thổ Nhĩ Kì, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Malaysia…tham gia chương trình này còn có sự tham gia của 2 nghệ sĩ gốc Việt gồm: Phong Lương và Tú Na. Phong Lương là nghệ sĩ đồ họa chuyển động và Giám đốc nghệ thuật tự do sống tại Paris. Tác phẩm của anh mang phong cách thiên về hình học đơn giản, hoạt hình vui vẻ với thiết kế đầy màu sắc. Trong khi đó, Tú Na là một họa sĩ tự do ở Hà Nội, Việt Nam. Thông qua những bức tranh với ngôn ngữ kể chuyện, anh muốn truyền tải tới người xem những triết lý của bản thân về xã hội loài người. Anh là 1 người theo chủ nghĩa hiện sinh.

Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức