Thứ sáu 11/04/2025 19:35

Quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nhiều nhất từ thị trường nào?

Theo Tổng cục Hải quan, lượng và kim ngạch ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong quý I/2023 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 3 cả nước nhập khẩu 15.228 ô tô nguyên chiếc các loại, kim ngạch đạt 355,4 triệu USD, tăng 23,2% về lượng, tăng 36,8% về kim ngạch so với tháng trước.

Thái Lan và Indonesia là 2 thị trường nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc lớn nhất

Tính chung cả quý I/2023, cả nước nhập khẩu 42.002 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 925,5 triệu USD, tăng 76,9% về lượng và tăng 64,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường, Thái Lan đã quay lại vững chắc ở vị trí số một với 21.051 xe, kim ngạch 419 triệu USD; Indonesia đứng thứ hai với 15.124 xe, kim ngạch 209,8 triệu USD; Trung Quốc đứng thứ ba với 2.385 xe, kim ngạch 93 triệu USD.

Với 38.560 xe, riêng 3 thị trường chủ lực chiếm tới 91,8% tổng lượng xe nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Trước đó, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 173.467 ô tô các loại, tổng kim ngạch 3,84 tỷ USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với năm 2021. Đây là năm có lượng ô tô nhập khẩu nhiều nhất từ trước đến nay, vượt khá xa kết quả của năm có kỷ lục trước đó là năm 2021 với gần 160.000 xe.

Indonesia và Thái Lan là 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất. Trong đó, Indonesia vượt Thái Lan về lượng xe nhập khẩu, tuy nhiên “xứ sở chùa vàng” vẫn đứng số 1 về kim ngạch.

Cụ thể, năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 72.671 xe, kim ngạch hơn 1,05 tỷ USD; trong khi kết quả của Thái Lan là 72.032 xe, kim ngạch 1,43 tỷ USD. Vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 17.340 xe, kim ngạch 714,5 triệu USD.

Với 162.043 xe, riêng 3 thị trường nêu trên chiếm đến 93,4% lượng xe nhập khẩu cả nước trong năm 2022, thậm chí vượt cả tổng lượng xe nhập về của năm 2021.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?