Thứ bảy 10/05/2025 08:13

Quy định về thời gian, thẩm quyền điều chỉnh giá điện hàng năm và trong năm

Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đã quy định rõ thời gian, mức %, thẩm quyền điều chỉnh giá điện hàng năm và trong năm.

Như Báo Công Thương đã đưa tin, từ ngày 9/11/2023, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT) từ ngày 09/11/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5%.

Mức điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt từ 9/11/2023. Đơn vị: đồng/kWh

Độc giả có thể tìm hiểu để hiểu rõ hơn về Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, trong đó có mức % tăng/giảm, thời gian và thẩm quyền điều chỉnh giá điện như sau: Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hàng năm

1. Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện do Bộ Công Thương ban hành hàng năm và kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm trước liền kề theo quy định tại Điều 7 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện trong năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.

2. Trường hợp giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

3. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

4. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

5. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều chỉnh giá điện từ 9/11/2023 đã được tính toán cẩn trọng, hợp lý (Ảnh minh hoạ)

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm

1. Trước ngày 25 tháng đầu tiên quý II, quý III và quý IV, trên cơ sở tổng hợp thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện của quý trước liền kề, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm, sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm, tính toán lại giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg (các thông số khác, giữ nguyên không thay đổi).

2. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

3. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

4. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

5. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so vơi giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, với mức điều chỉnh tăng 3% vào tháng 5/2023 và 4,5% từ ngày 9/11 đã đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như tính toán cẩn trọng, hợp lý để không ảnh hưởng quá lớn đến nền kinh tế. Trên thực tế với mức lỗ của EVN năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, dự tính giá điện phải điều chỉnh tăng trên 9%.

Vũ Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Tin cùng chuyên mục

Chính thức điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 10/5/2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Nỗ lực ngày đêm đưa đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên về đích

EVNSPC đưa vào vận hành nhiều công trình dịp kỷ niệm 30/4

PC Lào Cai trực 24/24 giờ để đảm bảo điện dịp Lễ 30/4 - 1/5