![]() |
Cụ thể, tại TP. Hạ Long có 207 cơ sở, TP. Uông Bí 47 cơ sở; TP. Cẩm Phả 57 cơ sở; thị xã Quảng Yên 93 cơ sở; thị xã Đông Triều 104 cơ sở; TP. Móng Cái 79 cơ sở, huyện Vân Đồn 13 cơ sở, huyện Ba Chẽ 30 cơ sở; huyện Hải Hà 28 cơ sở; huyện Tiên Yên 76 cơ sở; huyện Đầm Hà 47 cơ sở; huyện Bình Liêu 81 cơ sở và huyện Cô Tô21 cơ sở.
Bên cạnh đó, các siêu thị, doanh nghiệp phân phối các mặt hàng nhu yếu phẩm trong tỉnh Quảng Ninh sẽ thực hiện đúng cam kết, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời hỗ trợ các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn khi xuất hiện hiện tượng khan hiếm hàng hóa.
Các siêu thị, doanh nghiệp cũng chủ động hàng hóa dự trữ, điều tiết trong hệ thống, nguồn hàng hóa tại quầy, kệ, kho đảm bảo đủ hàng hóa cho nhân dân; tăng cường bán hàng qua kênh thương mại điện tử và thực hiện giao hàng tại nhà cho người dân để cùng chung tay chống dịch. Hiện tổng giá trị hàng hoá dự trữ của tỉnh Quảng Ninh là trên 2.000 tỷ đồng. Trong đó, các siêu thị dự trữ khoảng 730 tỷ đồng, các địa phương trong tỉnh dự trữ khoảng 590 tỷ đồng và khoảng 680 tỷ giá trị hàng hoá là các đơn vị phân phối của địa phương dự trữ hàng tại các tỉnh ngoài.
Trước đó, ngành Công Thương Quảng Ninh đã phối hợp với các ngành chức năng thành lập 3 tổ điều phối hàng hóa tại 13 địa phương và bố trí 13 cán bộ, công chức trực 24/24h để nắm bắt, tổng hợp thông tin, diễn biến cung – cầu hàng hóa hằng ngày tại các địa phương, ký cam kết với các đơn vị phân phối trong, ngoài tỉnh đảm bảo nguồn dự trữ hàng hóa, cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm cho người dân trong thời gian phòng, chống dịch bệnh.
Sở Công Thương Quảng Ninh cũng đưa ra khuyến cáo người dân không nên có tâm lý hoang mang, tập trung mua sắm đông người, tăng nguy cơ lây nhiễm, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh. |