Thứ ba 19/11/2024 16:48

Quảng Ninh sẽ đón thêm 7 dự án FDI trong tháng 3/2024

Dự kiến trong tháng 3/2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ đón thêm 7 dự án FDI đến từ các nước như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan…

Hiện tỉnh Quảng Ninh đang có hơn 170 dự án FDI từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, số vốn đăng ký gần 14 triệu USD, doanh thu gần 3,4 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách khoảng 76 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 43.000 lao động.

Năm 2024, tập trung thu hút và "nâng chất" FDI vẫn là một trong những mục tiêu trọng tâm mà Quảng Ninh đặt ra với con số 3 tỷ USD, đóng góp vào chủ đề công tác "Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh".

Dự án thế hệ mới - Khu công nghiệp Sông Khoai Amata (TX. Quảng Yên) đang là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.

Để hoàn thành mục tiêu thu hút 3 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024, Quảng Ninh đã cụ thể hóa bằng các nghị quyết, kế hoạch, văn bản. Cùng với đó, từ tỉnh đến sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư; thường xuyên trao đổi, lắng nghe, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; tăng cường công tác giải phóng mặt bằng tạo ra mặt bằng sạch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ…

Theo ông Phạm Xuân Đài - Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, tình hình thu hút vốn FDI trong quý I/2024 này của địa phương có rất nhiều tín hiệu khả quan. Dự kiến, Quảng Ninh sẽ đạt 1 tỷ USD vốn FDI, bằng 1/3 kế hoạch của cả năm.

Trong đó, từ đầu năm 2024 đến nay, Quảng Ninh đã thu hút được 8 dự án đầu tư FDI với tổng vốn 478,3 triệu USD, bằng 15,9% kế hoạch năm. Có thể kể đến một số dự án như: Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà (huyện Hải Hà), dự án sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính tại Khu công nghiệp Sông Khoai Amata (TX. Quảng Yên)... Đây đều là những dự án thế hệ mới, ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng công nghệ sạch, hiện đại, ít ảnh hưởng đến môi trường. Đến nay, tỉnh đã có gần 200 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đến từ 20 quốc gia, với tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ USD. Các dự án FDI được cấp phép triển khai chủ yếu là các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Dự kiến trong tháng 3, Quảng Ninh sẽ đón thêm 7 dự án đến từ Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan…

Theo các chuyên gia kinh tế, tiềm năng thu hút FDI của Quảng Ninh còn rất lớn. Đây là địa phương được quy hoạch nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế nhất miền Bắc. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng còn dư địa lớn về nguồn đất, điển hình là Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, một điểm sáng thu hút đầu tư của tỉnh, hiện vẫn còn trên 9.700ha quỹ đất sạch.

Theo lộ trình, dự kiến đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Mới đây, thông tin từ tỉnh Quảng Ninh cho biết, Hội đồng nhân dân TX. Đông Triều tán thành chủ trương thành lập TP. Đông Triều. Dự kiến đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị; Tỉnh Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái – Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên.

Ngoài ra, cơ chế, chính sách thông thoáng của Quảng Ninh cũng là "điểm cộng" trong mắt các nhà đầu tư. Vì thế, không chỉ năm 2023 mà năm 2024 và những năm tiếp theo, dự báo Quảng Ninh sẽ giữ vững vị trí top đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long