Chủ nhật 11/05/2025 16:44

Quảng Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng

Tổng vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh 8 tháng đầu năm nay là trên 5.580 tỷ đồng, đạt 40,4% so với kế hoạch giao đầu năm 2023.

Tính đến ngày 8/9/2023, tổng vốn đầu tư công toàn tỉnh Quảng Ninh mới giải ngân được trên 5.580 tỷ đồng, đạt 36% so với số kế hoạch đã công khai chi tiết, đạt 40,4% so với kế hoạch giao đầu năm, tương đương với tỷ lệ giải ngân bình quân cả nước và cùng kỳ năm 2022.

Theo đó, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Quảng Ninh đến ngày 31/8 đạt 50%. Như vậy, áp lực giải ngân trong những tháng còn lại của năm rất lớn, với nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết kịp thời, dứt điểm. Trong đó, giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 68%; ngân sách tỉnh Quảng Ninh giải ngân được 30%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (41,2%); ngân sách huyện, xã giải ngân đạt 39%. Có 10/13 chủ đầu tư không đạt kế hoạch UBND tỉnh Quảng Ninh giao, trong đó một số chủ đầu tư giải ngân rất thấp.

Nhiều dự án giao thông lớn của Quảng Ninh giải ngân chậm nên ảnh hưởng tới kế hoạch của cả tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nút giao Km6+700 đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng

Cụ thể: Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh 30%; ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 17,5%; Công an tỉnh 9,5%; ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, Trường Đại học Hạ Long và Sở Xây dựng 0%. Có 11/13 địa phương có tỷ lệ giải ngân không đạt theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Ninh, trong đó có 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40% là: Đông Triều 35%, Hải Hà 36%, Uông Bí 38%.

Như vậy, theo như kịch bản tăng trưởng kinh tế đề ra đối với giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/8 đạt 50% kế hoạch vốn đã không hoàn thành như kế hoạch đầu năm. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý III, khi tỉnh xác định đạt tốc độ tăng trưởng 9,93% so với cùng kỳ và 9 tháng tăng 9,63% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 4 tháng cuối năm, khối lượng giải ngân còn lại sẽ là gần 60%, tạo một sức ép rất lớn lên chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ninh.

Theo báo cáo, nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân chủ yếu do vướng mắc tồn tại nhiều năm gần đây, tuy nhiên vì cơ chế, chính sách quản lý ngày một chặt chẽ, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nên không được giải quyết kịp thời, còn kéo dài. Đặc biệt, liên quan đến công tác hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp nguồn vật liệu san lấp, vị trí đổ thải, xử lý tài sản công, phòng cháy chữa cháy, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất.

Đơn cử: tại ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Móng Cái, đơn vị này được giao tổng vốn đầu tư công là hơn 758,6 tỷ đồng. Nhưng đến hết ngày 24/8/2023 là hơn 250,3 tỷ đồng tương đương khoảng 33% so với kế hoạch đầu năm.

Theo ông Trương Công Thành, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Móng Cái, nguyên nhân chậm giải ngân là do công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, bị “xôi đỗ” nên đơn vị thi công chưa đảm bảo tiến độ san nền, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Mặt khác, còn do vướng mắc các thủ tục về vật liệu san lấp, hiện tại mỏ đất đang bị tạm dừng dẫn tới không kịp thời cung cấp đất để thi công.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cho biết: Với tỷ lệ giải ngân như hiện tại, mục tiêu giải ngân đến ngày 30/9 đạt 80% kế hoạch vốn năm 2023 là khó đạt được. Tới đây, Sở sẽ báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh Quảng Ninh xem xét, điều chuyển vốn đầu tư đối với các dự án chậm giải ngân, không đảm bảo tiến độ; kiểm soát chặt chẽ đối với việc tạm ứng vốn, thanh toán giai đoạn, hoàn ứng. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới giai đoạn 2023 - 2025, nhất là các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, đã được bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Mục tiêu đến hết năm 2013 phải giải ngân đạt 100% kế hoạch, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành, chủ đầu tư, địa phương phối hợp chặt chẽ, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn và giải quyết triệt để yếu kém do nguyên nhân chủ quan trong tổ chức thi công và giải ngân của từng dự án; tăng cường vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng các sở, ngành, ban quản lý dự án; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, “lợi ích nhóm” trong đầu tư, giải ngân vốn.

Song song với đó, tỉnh Quảng Ninh kiên quyết điều chuyển vốn theo quy định đối với các dự án chậm giải ngân, không đảm bảo tiến độ; đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có khả năng giải ngân cao, có nhu cầu bổ sung vốn, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng.

Lâm Tiến Cường
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Vật liệu xây dựng 'cháy hàng', Thanh Hóa họp khẩn

PC Đắk Lắk cấp điện an toàn, đầy đủ dịp lễ 30/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn

Bà Rịa-Vũng Tàu: Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cứu nạn kịp thời 10 ngư dân bị nạn trên biển

Đoàn công tác Quốc hội tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt khách tắm biển trong 3 ngày nghỉ lễ

Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch xứ Thanh

TP. Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn sau Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

'Barista Teamwork': Khi đam mê cà phê thăng hoa giữa đại ngàn