Thứ năm 19/12/2024 13:18

Quảng Ninh đón dự án công nghiệp phụ trợ ô tô 165 triệu USD

Một dự án công nghiệp phụ trợ ngành ô tô có giá trị 165 triệu USD tại tỉnh Quảng Ninh dự kiến khởi công vào quý II năm 2023.

Ngày 12/2/2023, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án sản xuất sản phẩm khóa chốt và dập định hình Boltun (“Boltun Việt Nam”) có vốn đầu tư 165 triệu USD (tương đương 4.080,45 tỷ đồng) đã được cấp cho hai nhà đầu tư Đài Loan là Boltun Corporation, một trong những nhà cung cấp khóa chốt cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất thế giới và QST International Corporation.

Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Boltun Việt Nam

Dự án sản xuất và cung sản phẩm khóa chốt và dập định hình cho các hãng sản xuất ô tô điện hàng đầu tại tại Hoa Kỳ và châu Âu. Nhà đầu tư sẽ xây dựng nhà máy trên khu đất rộng 35,27 ha tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (DEEP C Quảng Ninh II) do Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C phát triển tại Khu kinh tế ven biển Quảng Yên. Dự án được chia thành hai giai đoạn với tổng công suất thiết kế là 60.000 tấn/năm.

Giai đoạn 1 dự kiến khởi công vào quý II năm 2023. Cho đến nay, Boltun Corporation và QST International Corporation đã xây dựng và vận hành 04 nhà máy tại Đài Loan, 07 tại Trung Quốc và 01 tại Đức. Nhà máy mới tại Việt Nam đóng vai trò mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu và hỗ trợ chiến lược tăng trưởng dài hạn của tập đoàn tại Đông Nam Á.

Ông Kevin Hsu, Phó Chủ tịch và Giám đốc tài chính của Boltun Group cho biết: “Quy trình cấp phép đầu tư nhanh chóng và hiệu quả của Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đã giúp chúng tôi đáp ứng được tiến độ gấp rút của dự án do nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đây là một trong những yếu tố chính khiến chúng tôi quyết định đầu tư vào Quảng Ninh, cùng với quỹ đất phát triển công nghiệp dồi dào và cơ sở hạ tầng kết nối đồng bộ.”

Quảng Ninh đã 5 năm liên tiếp là địa phương dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh thân thiện với doanh nghiệp. Với quyết tâm đưa Quảng Ninh trở thành một trong những địa điểm thu hút đầu tư nhất Việt Nam, tỉnh đang tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh các thủ tục hành chính để đáp ứng yêu cầu và hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tư. Đồng thời, nhà đầu tư Đài Loan thể hiện sự tin tưởng đối với Tổ hợp khu công nghiệp DEEP C, chủ đầu tư Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm sẽ song hành cùng nhà đầu tư đưa dự án triển khai thành công.

Boltun Việt Nam là dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ngành ô tô, lĩnh vực mà Quảng Ninh đặc biệt đẩy mạnh thu hút đầu tư. Dự án được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện tại Quảng Ninh và hình thành một tổ hợp công nghiệp sản xuất ô tô mới trong Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong.

KCN Bắc Tiền Phong - DEEP C Quảng Ninh II

Từ góc độ của một nhà phát triển khu công nghiệp, ông Koen Soenens, Giám đốc Kinh doanh và Marketing của Khu công nghiệp DEEP C cho biết: “Quy mô thị trường ngày càng lớn và nhu cầu tăng nhanh là những yếu tố quan trọng thu hút các nhà sản xuất ô tô và chuỗi cung ứng của họ đến Việt Nam để khai thác thị trường gần 100 triệu người tiêu dùng. Năm 2022, hơn 20% yêu cầu thuê đất mà chúng tôi nhận được đến từ ngành công nghiệp sản xuất ô tô và phụ trợ ô tô, đưa ngành này trở thành ngành công nghiệp lớn thứ ba ở DEEP C sau điện tử và hóa chất hóa dầu.”

Trong năm 2023, DEEP C sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong để sẵn sàng đón các dự án lớn sử dụng công nghệ cao. Việc chuẩn bị hạ tầng chất lượng cao cũng là một trong những yếu tố quan trọng để DEEP C đóng góp vào mục tiêu thu hút 1,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Quảng Ninh trong năm 2023. Việc trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào đầu năm mới 2023 đánh dấu một khởi đầu quan trọng, hứa hẹn một năm chào đón làn sóng đầu tư vào địa phương.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh