Thứ hai 28/04/2025 15:41

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển thương hiệu nông sản địa phương

Phát triển thương hiệu nông sản địa phương đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng tại tỉnh Quảng Ninh, giúp bảo tồn các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc xây dựng thương hiệu góp phần đáng kể trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm tại địa phương. Tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư mạnh vào chương trình phát triển thương hiệu, với hàng trăm tỷ đồng từ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã tiên phong trong cả nước với một chương trình riêng nhằm nâng cao giá trị nông sản.

Các chuyên gia nhận định, sự chuẩn bị này giúp nông sản của Quảng Ninh có cơ hội lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế, tạo tiền đề để sản phẩm tự tin cạnh tranh và mở rộng sang thị trường xuất khẩu.

Điển hình là sản phẩm nước mắm sá sùng Vân Đồn Vanbest của Công ty TNHH MTV Newstar. Với danh hiệu "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP 4 sao, Vanbest đã xây dựng được thị trường tiêu thụ rộng rãi với lượng sản phẩm lên đến 40.000 lít mỗi năm. Doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000, đồng thời thực hiện chuyển đổi số và quảng bá qua các nền tảng thương mại điện tử.

Nước mắm sá sùng Vân Đồn thương hiệu Vanbest được giới thiệu và bán tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024. Ảnh: Hoài Anh

Hiện tại, Quảng Ninh có 336 sản phẩm OCOP từ 13 địa phương, đạt chuẩn từ 3 - 5 sao, trong đó 246 sản phẩm đạt 3 sao, 86 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 5 sao. Chương trình OCOP thu hút 219 đơn vị sản xuất, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ cá thể. Nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được đánh giá có chất lượng rất tốt, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai dự án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực với mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu và gia tăng giá trị sản phẩm.

Hơn 54 sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh hiện đã có mặt tại các hệ thống siêu thị lớn như GO! Hạ Long, MM Mega Market, Aloha, Winmart, Winmart+. Nhiều sản phẩm đã tiếp cận thị trường các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tỉnh Quảng Ninh cũng đẩy mạnh kết nối vùng miền để mở rộng thị trường, bao gồm Thanh Hóa, Thái Nguyên, Sơn La và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản không chỉ mở rộng thị trường tiêu thụ, củng cố lòng tin của người tiêu dùng mà còn tạo cơ hội đưa sản phẩm của Quảng Ninh ra thị trường quốc tế. Đây là một bước tiến quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Thuỳ Dương

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai đề nghị công nhận hai xã đạt nông thôn mới nâng cao

'Vùng đất lửa' Quảng Trị vươn mình thành 'thủ phủ điện gió' miền Trung

Chân dung tân Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng

Sóc Trăng phát triển vượt bậc sau 50 năm ngày giải phóng

Bắc Giang giảm tối thiểu 20% cán bộ: Đối tượng nào thuộc diện tinh giản?

Thanh Hóa: Hàng loạt địa phương thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sắp xếp

Bà Rịa - Vũng Tàu tán thành chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi tiết 30 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025

Đà Nẵng: Tri ân nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Cần Thơ: Bảo tồn di tích lịch sử gắn liền với phát triển du lịch

Phú Thọ: Thu hồi giấy tiếp nhận công bố 2 sản phẩm

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Quảng Ninh: Rực rỡ 'Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời'

Thái Bình thông qua chủ trương sắp xếp xã, phường

TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa-trình diễn drone mừng chiến thắng 30/4

Bạc Liêu: Vùng đất anh hùng viết tiếp trang sử mới giữa thời bình

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng Võ Thị Sáu

Đà Nẵng: Hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao

Đà Nẵng thông qua đề án nhập tỉnh với Quảng Nam, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã