Chủ nhật 22/12/2024 19:18

Quảng Ninh: Dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Năm 2023, xác định giáo dục là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Cụ thể, năm 2023 ngân sách chi cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, trong đó chi thường xuyên cho giáo dục chiếm khoảng 30 - 35% tổng chi thường xuyên.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành Nghị quyết 22/2023/NQ-HĐND ngày 31/10/2023 về việc tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 204 và số 248 của Hội đồng nhân dân tỉnh cho đối tượng ở các xã ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục hỗ trợ trên 31,3 tỷ đồng/năm để quan tâm, chăm lo học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiết học tiếng Việt của học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Quang Trung (TP Uông Bí) theo chương trình GDPT 2018. Ảnh: CTTĐTQN

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đã ưu tiên nguồn lực từ ngân sách đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo theo hướng đạt chuẩn, đồng bộ, hiện đại, giúp học sinh được thụ hưởng môi trường giáo dục tốt nhất; quan tâm hỗ trợ, đầu tư xây dựng trường học theo tiêu chí chất lượng cao, cả ở địa bàn trung tâm cũng như vùng khó khăn.

Các trường: Trung học phổ thông Bình Liêu, Trung học phổ thông Cẩm Phả, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Quảng La được xây mới với thiết kế đồng bộ, khang trang, hiện đại, tạo môi trường phát triển toàn diện cho học sinh, đáp ứng được kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân.

Các trường khác như: Trung học phổ thông Trần Phú, Trung học phổ thông Quảng Hà, Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, Trung học phổ thông Bạch Đằng, Trung học phổ thông Cô Tô, Trung học cơ sở Hải Hà, Tiểu học Đông Ngũ... cũng đang được tích cực triển khai xây dựng để phấn đấu đến năm 2025, mỗi cấp học giáo dục phổ thông ở mỗi huyện có ít nhất 1 trường công lập theo tiêu chí chất lượng cao; mỗi thành phố, thị xã có 1 trường Trung học phổ thông công lập theo tiêu chí chất lượng cao.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cùng lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương này thăm quan cơ sở vật chất trường THPT Cẩm Phả. Ảnh: Sở GDĐTQN

Đồng thời, việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong năm 2023 luôn luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm, chú trọng. Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong tất cả các cấp học, bậc học toàn tỉnh Quảng Ninh lên tới trên 21.000 người. Số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ là 1.047 người (tỷ lệ 5,14%).

Trong năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh cũng đã triển khai bồi dưỡng cho 100% cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các cơ sở giáo dục về thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn sử dụng sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục lựa chọn, các nội dung mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Với sự quan tâm của tỉnh Quảng Ninh cả về cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, đội ngũ, kết quả giáo dục đại trà, mũi nhọn của tỉnh cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tại Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vừa qua, tỉnh Quảng Ninh có điểm trung bình thi tốt nghiệp là 6,23, xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố trong nước.

Đặc biệt, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm học 2022 - 2023, tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 13 (tính theo số lượng thí sinh đoạt giải), xếp thứ 17 (tính theo tỷ lệ học sinh đoạt giải).

Tính đến năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 638 trường mầm non, phổ thông, trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt gần 90%. Địa phương này đã giữ vững kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Trên cơ sở giữ vững thành quả đã đạt được, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục đặt ra mục tiêu thời gian tới, sẽ nỗ lực nâng cao chất lượng để xây dựng, phát triển, đổi mới sự nghiệp giáo dục theo hướng hiện đại, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự