Thứ năm 19/12/2024 13:16

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.

Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg. Thực hiện Quyết định này, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để đưa thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân.

Qua đó, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân…

Người dân bản Quảng Mới, xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà) sử dụng điện thoại thanh toán lệ phí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã. Ảnh: Nguyễn Huế

Theo thống kê, tại Quảng Ninh việc thu ngân sách nhà nước (thuế, phí, lệ phí) không dùng tiền mặt đạt tỷ lệ hơn 97,1%. Tỉnh cũng đã thực hiện thu phí, lệ phí không dùng tiền mặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%; 100% cơ sở kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã triển khai ít nhất một giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán mua bán xăng.

Vài năm trước, mỗi khi đến kỳ lĩnh trợ cấp thương tật hằng tháng, ông Vũ Văn Nhiệm (phường Hồng Hà, TP. Hạ Long) lại đến UBND phường hoặc nhà văn hóa trên địa bàn xếp hàng chờ lĩnh tiền. Theo ông Nhiệm, tuổi cao nên những lần đi lại, chờ đợi như thế với ông khá vất vả. Từ khi được phường và ngân hàng hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng, các chế độ hàng tháng của ông được chi trả qua tài khoản nên rất thuận tiện. Sử dụng dịch vụ banking nên khi có tiền chưa sử dụng đến, ông còn gửi tiết kiệm ngân hàng online nên rất tiện ích...

Việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt là một trong 11 nhóm tiện ích của Đề án 06 được thực hiện trong năm 2024. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với ngành Công an trong việc vận động triển khai chi trả lương hưu không dùng tiền mặt; đồng thời phối hợp rà soát trường hợp sai sót ngày tháng, năm sinh, chỗ ở, để điều chỉnh trên hệ thống thông tin của người dân. Qua đó đảm bảo việc hoàn thiện dữ liệu thông tin đầy đủ của người hưởng.

Ông Nguyễn Trọng Bình - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh cho biết, thực hiện chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã giao chỉ tiêu cho từng bảo hiểm xã hội các địa phương. Hằng tháng, Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với các ngân hàng, Bưu điện tỉnh và các cơ quan liên quan, đơn vị, các điểm chi trả chính sách để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân mở và sử dụng tài khoản ngân hàng để nhận chi trả tiền qua tài khoản và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển đổi số.

"Theo chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, hết năm 2024 có 75% số người hưởng lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội trong tỉnh nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng", ông Bình thông tin.

Xử lý hồ sơ khám chữa bệnh cho người dân bằng thẻ CCCD gắn chíp - Ảnh: Nguyễn Huế

Ngành Y tế cũng chủ động và có nhiều giải pháp trong ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay, toàn ngành có 7 đơn vị áp dụng giải pháp thanh toán qua QR động trong thanh toán dịch vụ y tế, như: Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Lão khoa, Trung tâm y tế Hải Hà,… Giải pháp này, giúp quy trình thanh toán viện phí nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn, giảm ùn tắc tại các quầy thanh toán do có thể thực hiện ngay tại phòng khám thông qua dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng mà không phải qua quầy thu ngân của bệnh viện.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và 13 trung tâm hành chính công cấp huyện đều đã thực hiện thu phí, lệ phí hoàn toàn không dùng tiền mặt; giúp người dân, doanh nghiệp tiết giảm thời gian, chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính; góp phần nâng cao tính minh bạch, phòng ngừa tiêu cực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, xây dựng nền hành chính hiện đại, liêm chính, vì nhân dân phục vụ.

Trong đó, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tích hợp đồng bộ nền tảng thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia với Cổng dịch vụ công của tỉnh; hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công Quốc gia để thực hiện nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính và thanh toán trực tuyến tại Trung tâm; triển khai thí điểm giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt bằng mã QR động của Công ty CP Paytech trong thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

Đối với dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, Công ty Điện lực Quảng Ninh, Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh cũng kết nối thanh toán với các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng. Ngành Điện đã triển khai ứng dụng QR code cho tất cả khách hàng sử dụng điện để đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, tránh nhầm lẫn.

Bà Nguyễn Thị Dung (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long), cho biết, trước đây, các nền tảng mạng, công nghệ chưa phát triển thì việc hằng tháng phải đến địa điểm, chờ đợi để thanh toán tiền điện, nước cũng khiến khách hàng mất thời gian, thậm chí có tháng còn quên đóng tiền. Từ khi có kết nối thanh toán tiền điện, nước qua tài khoản ngân hàng đã rất tiện lợi, đồng thời cũng công khai, minh bạch và lưu rõ các khoản thu nên khách hàng rất yên tâm.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động

Lai Châu: Lễ ra quân đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm