Quảng Nam: Phát triển làng nghề truyền thống bền vững gắn với du lịch

Các làng nghề truyền thống tại Quảng Nam tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế; đồng thời là nơi phản ánh đậm nét dấu ấn văn hóa bản địa xứ Quảng. Để phát triển làng nghề bền vững thì “du lịch làng nghề” được coi là hướng đi để vừa giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm; vừa quảng bá, gìn giữ và phát huy được giá văn hóa truyền thống của làng nghề.

Làng nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa bản địa

Theo Liên minh Hợp tác xã Quảng Nam, tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 4 nghề truyền thống, 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận. Trong đó, có 11 làng nghề thuộc nhóm ngành chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản; 4 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và 15 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, đan lát, cơ khí nhỏ…. Các làng nghề ngoài việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân còn giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống và có tiềm năng phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Quảng Nam: Phát triển làng nghề truyền thống bền vững gắn với du lịch
Các làng nghề truyền thống tại Quảng Nam vừa là nơi tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế, vừa đồng thời là nơi thể hiện đậm nét văn hóa bản địa xứ Quảng

Theo khảo sát, toàn tỉnh hiện có 96 HTX và 61 tổ hợp tác tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng, các ngành nghề ở các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động thường xuyên và hơn 3.000 lao động không thường xuyên với thu nhập trung bình 5,2 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài đóng góp phát triển kinh tế, các làng nghề truyền thống tại Quảng Nam mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa, là nơi thể hiện đậm nét những nét đẹp văn hóa của người dân xứ Quảng.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn (HĐCV) Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Quảng Nam, TGĐ Công ty CP Mozart Việt Nam, làng nghề truyền thống được xem như một nét đặc trưng văn hóa, ẩm thực, thẩm mỹ của người dân xứ Quảng. Người Việt vào Quảng Nam khai phá từ thế kỷ thứ XV mang theo tri thức dân gian, kinh nghiệm về nghề thủ công và theo dòng chảy của thời gian đã hình thành nên những làng nghề nổi tiếng như: Dệt Mã Châu, Đông Yên, Thi Lai, làng chiếu cói Bàn Thạch; làng đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn); làng mộc Kim Bồng (Hội An); Nước mắm Cửa Khe; bên cạnh nghề đan lát, nghề làm gốm và dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam. “Sự tồn tại của làng nghề truyền thống Quảng Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ở nông thôn mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội của cư dân xứ Quảng, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, phát triển du lịch của địa phương”, ông Dũng nhận xét.

Quảng Nam: Phát triển làng nghề truyền thống bền vững gắn với du lịch
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống vừa giúp làng nghề Quảng Nam phát triển bền vững, vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, đồng thời giúp người dân làng nghề tiếp cận tốt hơn với khách hàng, tạo ra được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng

Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống

Mặc dù có đóng góp cho phát triển kinh tế, tuy nhiên, thực trạng chung hiện nay tại các làng nghề đó là các cơ sở sản xuất chủ yếu bằng thủ công, máy móc, thiết bị lạc hậu…. Vì vậy, những sản phẩm của làng nghề khó cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp.

Tại Hội thảo khởi nghiệp “Du lịch làng nghề truyền thống xứ Quảng” vừa được tổ chức tại Làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), nhiều chuyên gia du lịch cho rằng để phát triển bền vững, giải bài toán thương mại hóa sản phẩm làng nghề truyền thống thì việc gắn giữ gìn và phát triển làng nghề với du lịch là hướng đi hiệu quả.

Theo ông Phan Xuân Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, các làng nghề ở Quảng Nam có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch nhờ mang đậm giá trị truyền thống, yếu tố bản địa, nhân tố cộng đồng, văn minh nông nghiệp, tự nhiên và thô sơ. Điều này có sức hấp dẫn đối với du khách trong xã hội công nghiệp.

Dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đến năm 2030, trong những xu hướng du lịch trên thế giới được cho là sẽ chiếm ưu thế, nhiều xu hướng du lịch dựa vào thiên nhiên, bảo vệ môi trường gắn với trải nghiệm văn hóa bản địa.

Trên thực tế, thời gian qua, tại tỉnh Quảng Nam đã có nhiều mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm nghề truyền thống như các tour trải nghiệm đan lát, kỹ thuật mộc, đúc đồng, dệt thổ cẩm, trải nghiệm nghề làm gốm… Những mô hình du lịch này không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập của người dân làng nghề thông qua việc đưa khách du lịch trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề mà còn giúp quảng bá sản phẩm, giá trị của làng nghề, từ đó, bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của làng nghề.

Quảng Nam: Phát triển làng nghề truyền thống bền vững gắn với du lịch
Du khách tham quan một cơ sở làm nước mắm tại làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe (Thăng Bình, Quảng Nam)

Theo Chủ tịch HĐCV Khởi nghiệp ĐMST tỉnh Quảng Nam, khởi nghiệp từ sản phẩm từ sản phẩm của làng nghề truyền thống gắn với du lịch là lĩnh vực hiện chưa được chú ý nhưng lại có thể trở thành một lợi thế để tạo sự khác biệt.

Dù Quảng Nam đã có nhiều mô hình khai thác giá trị làng nghề gắn với du lịch như làng gồm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng du lịch cộng đồng Bh’Hoong… tuy nhiên, sự phát triển du lịch với làng nghề chưa có được sự kết nối tốt, chưa có sự chuẩn hóa từ các cơ quan quản lý, sự hỗ trợ của nhà nước còn thiếu tập trung; chưa có những dự án hay mô hình có thể đột phát trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Vì vậy, việc định hướng cho mô hình khởi nghiệp sáng tạo từ làng nghề truyền thống gắn với du lịch là hết sức cần thiết, thiết thực và thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống và du lịch của mỗi địa phương.

Ông Nguyễn Văn Dũng cũng cho rằng, việc thúc đẩy các sự án khởi nghiệp từ làng nghề, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch là rất cần thiết, thúc đẩy sự phát triển sản phẩm truyền thống và du lịch mỗi địa phương.

Bên cạnh đó, chính từ các hoạt động du lịch, người làm nghề tại các làng nghề truyền thống sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng cùng như tạo ra các sản phẩm mới mẻ, vừa giữ được nét văn hóa vừa hợp thị hiếu khách hàng, dần thay đổi tư duy từ “bán cái mình có” sang “bán sản phẩm khách hàng cần”. Từ đó, người dân làng nghề vừa hướng tới chuyên nghiệp hóa trong thương mại sản phẩm, vừa trở thành một hướng dẫn viên du lịch để quảng bá, giới thiệu văn hóa, nét đẹp làng nghề, nét đẹp văn hóa Quảng Nam đến du khách.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Đặc sắc lễ hội truyền thống làng Duyên Trường

Hà Nội: Đặc sắc lễ hội truyền thống làng Duyên Trường

Ngày 10/3 Âm lịch hàng năm (ngày Giỗ Tổ Hùng Vương) - cũng là ngày làng Duyên Trường (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) tổ chức lễ hội truyền thống
Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Đó là khẳng định của ông Hans Bruyninckx - Ban Tài nguyên Quốc tế (IRP) tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn thế giới 2024 (WCEF2024) diễn ra từ ngày 15-18/4 tại Bỉ.
Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên: Nâng cao vai trò công đoàn ngành địa phương

Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên: Nâng cao vai trò công đoàn ngành địa phương

Với vai trò của mình, Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, mang lại quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Quảng Ninh: Cận cảnh công trình thuộc dự án nghìn tỷ bị xuống cấp trầm trọng

Quảng Ninh: Cận cảnh công trình thuộc dự án nghìn tỷ bị xuống cấp trầm trọng

Ga Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tạm dừng hoạt động nhiều năm nay, dẫn đến tình trạng nhiều hạng mục bỏ hoang đã bị xuống cấp trầm trọng.
Thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Bắc Bộ sáng sớm có mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Bắc Bộ sáng sớm có mưa, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Bắc Bộ sáng sớm cục bộ có mưa, mưa rào rải rác, ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/4/2024: Có mưa rào rải rác và có nơi có dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/4/2024: Có mưa rào rải rác và có nơi có dông

Thời tiết biển hôm nay 18/4/2024, khu vực Bắc vịnh Băc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Nam đến Nam cấp 4-5; đêm cấp 6, giật cấp 7, biến động.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/4/2024: Hà Nội có mưa vài nơi trong ngày nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/4/2024: Hà Nội có mưa vài nơi trong ngày nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/4/2024, Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa rực sáng trời đêm Phú Thọ dịp Lễ hội Đền Hùng 2024

Chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa rực sáng trời đêm Phú Thọ dịp Lễ hội Đền Hùng 2024

Trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình nghệ thuật "Hội tụ non sông", trong đó có màn bắn pháo hoa tầm cao 15 phút.
Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023)

Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023)

Báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023).
Liên thông hơn 2,7 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe qua hệ thống bảo hiểm xã hội

Liên thông hơn 2,7 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe qua hệ thống bảo hiểm xã hội

Việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe qua hạ tầng của bảo hiểm xã hội giúp người dân có thể đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe hoàn toàn trực tuyến.
Giải pháp để xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải pháp để xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Để người lao động tiếp tục là nguồn lực lớn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thì an ninh, an toàn cho lực lượng này là thách thức không nhỏ.
TP. Hồ Chí Minh: Tái diễn tình trạng "bến cóc" đón trả khách sai quy định

TP. Hồ Chí Minh: Tái diễn tình trạng "bến cóc" đón trả khách sai quy định

Thời gian qua, tình trạng "bến cóc" đón trả khách sai quy định trong kinh doanh vận tải tái diễn tại TP. Hồ Chí Minh gây mất an toàn giao thông trên địa bàn.
Hà Nội: Người dân xếp hàng từ 4h sáng làm thủ tục đăng ký đất đai

Hà Nội: Người dân xếp hàng từ 4h sáng làm thủ tục đăng ký đất đai

Nhiều Văn phòng Đăng ký đất đai ở Hà Nội chứng kiến cảnh người dân xếp hàng dài chờ làm thủ tục. Nguyên nhân được cho là do lãi suất ngân hàng đang giảm.
Hà Nội: Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT

Hà Nội: Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường THPT công lập trên địa bàn.
Hành trình về nguồn đặc biệt của 200 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"

Hành trình về nguồn đặc biệt của 200 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"

Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" toàn quốc lần thứ V năm 2024 là hành trình về nguồn đặc biệt của 200 em đội viên tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ diễn ra đến tháng 11/2024

Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ diễn ra đến tháng 11/2024

Năm nay, Báo Kinh tế và Đô thị tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội.
Chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”

Chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”

Tối 16/4 tại Hà Nội, Khoa Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”.
Thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục tăng nhiệt nắng nóng, nắng nóng gay gắt trên cả nước, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 17/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác. Gió Đông Nam đến Nam cấp 5. Sóng cao 1,0 - 2,0m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 17/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chỉ số UV tăng lên ngưỡng có hại cao

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 17/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chỉ số UV tăng lên ngưỡng có hại cao

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 17/4/2024, Hà Nội nền nhiệt độ tăng, chỉ số tia UV tăng lên ngưỡng có hại cao.
Bình Dương: Cháy lớn tại xưởng của Công ty Lê Gia ở Tân Uyên

Bình Dương: Cháy lớn tại xưởng của Công ty Lê Gia ở Tân Uyên

Một vụ cháy lớn vừa xảy ra tại nhà xưởng của Công ty dây kéo Lê Gia (khu phố Mỹ Hiệp, phường Thái Hòa, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) vào tối nay.
Bao phủ bảo hiểm y tế tăng nhanh và phát triển bền vững

Bao phủ bảo hiểm y tế tăng nhanh và phát triển bền vững

Sau 15 năm triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”, bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng nhanh và phát triển bền vững.
Đồng bằng sông Cửu Long: Chính quyền và người dân vẫn gồng mình chống hạn, mặn

Đồng bằng sông Cửu Long: Chính quyền và người dân vẫn gồng mình chống hạn, mặn

Nắng nóng kéo dài cùng với tình trạng xâm nhập mặn khiến nguồn nước ngọt để sản xuất và sinh hoạt của người dân Đồng bằng sông Cửu Long cạn kiệt.
Livestream đưa hàng Việt đến tận tay người lao động tại khu công nghiệp

Livestream đưa hàng Việt đến tận tay người lao động tại khu công nghiệp

Hoạt động bán hàng livestream khu công nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội sẽ góp phần giúp người lao động tiếp cận hàng Việt và hàng xuất khẩu chất lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động