Thứ bảy 28/12/2024 04:05

Quảng Nam: Phát huy giá trị văn hoá cộng đồng hướng đến phát triển du lịch

Các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng.

Giữ gìn vẹn nguyên bản sắc văn hoá

Làng Lê (xà Trà Don) – nơi được nhiều người dân và du khách biết đến khi đặt chân tới huyện vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Với hơn 40 hộ đồng bào người Ca Dong sinh sống, cho đến nay đây là một trong số những ngôi làng đặc trưng thể hiện nguyên vẹn nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số vùng cao nơi đây.

Đời sống của cư dân làng Lê cũng là điểm nhấn với nếp sinh hoạt truyền thống nhưng vẫn phù hợp với thời đại. Nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền và nhân dân mà đến nay, hệ thống giao thông ra vào làng Lê khá thuận lợi, đặc biệt vệ sinh môi trường trong làng và ở từng hộ gia đình luôn được đảm bảo.

Đặc biệt, làng Lê cũng là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc như lễ hội Tết Máng nước, đâm trâu huê; nghề dệt thổ cẩm truyền thống, những món ngon đặc trưng: cơm lam, thịt gác bếp, đặc sản rượu cần…

Nhiều hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Nam Trà My. Ảnh: BTC Lễ hội Trà Cang.

Già Hồ Văn Cầu cho biết, điều giúp làng Lê giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào Ca Dong qua bao đời là ở tinh thần đoàn kết cộng đồng, trong đó có sự dẫn dắt của các vị già làng. Những vị già làng vị đều có kiến thức phong phú về văn hóa, tín ngưỡng địa phương, đồng thời là những người có tiếng nói, uy tín trong cộng đồng. Họ chính là cầu nối giữa các thế hệ, cũng chính là kho tàng văn hóa quý báu của người Ca Dong ở Trà Don nói riêng và cộng đồng Ca Dong nói chunggià Cầu cho hay.

Ngoài làng Lê, tại huyện Nam Trà My còn có thể kể đến các làng như Cheng Tông, Lâng Loang (người Xê Đăng, xã Trà Cang), Tắk Lang, Tắk Ngo, Kon Ping (người Xê Đăng, xã Trà Linh), Bằng La (người Mơ Nông, xã Trà Leng)… Mỗi ngôi làng là một bản sắc riêng của đồng bào dân tộc ở đó.

Tạo đà cho phát triển du lịch

Huyện Nam Trà My là một trong những huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam tích cực trong công tác bảo tồn văn hóa, duy trì nếp sống lành mạnh trong cộng đồng thông qua nhiều hoạt động thiết thực.

Các lễ hội, các hội thi văn hóa nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc và hát dân ca được tổ chức ngày càng quy mô và đều khắp ở các xã. Đây là một minh chứng đánh dấu sự ý thức ngày càng cao về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giúp địa phương có kế hoạch bảo tồn, khai thác, là cơ sở để phát huy tiềm năng du lịch từ cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân.

Ông Phạm Văn Thương - Phó Trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện Nam Trà My cho biết, bên cạnh khai thác thế mạnh về tự nhiên với nhiều danh thắng nổi bật, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Đơn vị đã hỗ trợ các địa phương kinh phí mua sắm cồng chiêng, đồng thời mời các nghệ nhân về dạy đánh cồng chiêng. Hay mới đây là phối hợp tổ chức phục dựng Lễ Tết Máng nước tại làng Lê, xã Trà Don. Đây là nỗ lực rất lớn nhằm phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiếu số, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương”, ông Thương thông tin.

Du khách thích thú khi được trải nghiệm đời sống văn hoá bản địa tại địa phương. Ảnh: BTC Lễ hội Trà Cang

Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My nhấn mạnh “Việc phục dựng, gìn giữ các lễ hội truyền thống của đồng bào không chỉ là gìn giữ nét đẹp văn hóa đặc trưng, mà còn hướng đến phục vụ lại cho bà con trong xu thế phát triển du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa, du lịch xanh. Lễ hội là một phần đời sống của bà con, sau còn phục vụ du khách khi đến Nam Trà My sẽ được trải nghiệm đời sống, văn hóa, hòa mình vào thiên nhiên núi rừng”.

Ngoài huyện Nam Trà My, thời gian qua, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cũng tổ chức nhiều chương trình, hoạt động mang tính hội tụ, giao lưu giữa những giá trị văn hóa độc đáo nhất, đặc sắc nhất cùng với đồng bào các dân tộc thiểu số. Đó là một trong những giải pháp quan trọng, thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào vùng cao và tạo đà cho phát triển du lịch tại vùng miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024