Chủ nhật 24/11/2024 12:42

Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ cây chuyên canh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Việc phát triển diện tích trồng cây chuyên canh mang lại hiệu qủa kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Đông Giang của tỉnh Quảng Nam.

Khuyến khích tăng diện tích trồng cây chuyên canh

Đông Giang là huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam. Người dân phần lớn là đồng bào dân tộc Cơ tu và Giẻ Chiêng. Với đặc thù địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và hướng tới phát triển bền vững, huyện đang tập trung khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích lòn bon, chè dây, chè xanh, ớt Ariêu, chuối mốc, cam, sầu riêng, măng cụt; các loại cây dược liệu như ba kích, sa nhân, ka kun, quế; trồng rừng gỗ lớn với các loại cây như: bời lời, gáo vàng, ươi, giổi lấy hạt.

Chuối mốc đang là một trong những cây chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam)

Ông Đỗ Hữu Tùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, việc quy hoạch, phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh cây trồng của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Hiện toàn huyện có 822 ha cây chuyên canh. Chủ yếu là chè xanh, chè dây, lòn bon, chuối, mít, măng cụt, quế.

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi cây trồng, tỉnh Quảng Nam đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân như HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và Quyết định 3361/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 triển khai Nghị quyết trên của UBND tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025 và Quyết định 1325/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai nghị quyết trên.

Ngoài ra, trên cơ sở thực tế phát triển, UBND huyện Đông Giang đã chủ động ban hành kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, UBND huyện sẽ tập trung đầu tư hỗ trợ một số mô hình phát triển hiện nay đang mang lại hiệu quả như: chè xanh, chè dây, ớt Ariêu; các loại cây ăn quả như bòn bon, bưởi da xanh, chuối, sầu riêng, măng cụt; trồng các loại cây dược liệu như ba kích, bảy lá một hoa, chè dây, đảng sâm, đinh lăng, lan kim tuyến, nghệ, mật nhân, sachi, sa nhân (trắng và tím), đồng thời phát triển một số con vật nuôi có giá trị kinh tế cao như heo đen địa phương, gà thả vườn địa phương, ngan, bò vàng...

Ớt Ariêu - đặc sản Đông Giang, sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao

Bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao

Thực tế bước đầu cho thấy, việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang phát triển trồng cây chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Chuối mốc là loại cây phù hợp với thổ ngưỡng, khí hậu vùng núi Đông Giang, cho hiệu quả kinh tế.

Gia đình anh A Lăng Bi (thôn Ra Lang, xã Jơ Ngây) hiện đang trồng hơn 2ha chuối mô. Theo anh Bi, chuối là cây trồng quen thuộc với người dân miền núi. Tuy nhiên, trước đây, người dân chủ yếu trồng manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu trồng tự phát theo kiểu “trồng lấp đất”, chưa chú trọng trồng chuối để làm kinh tế, vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Nhận thấy thị trường tiêu thụ tại Quảng Nam, Đà Nẵng rộng lớn, năm 2000, anh Bi mạnh dạn chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng chuối mốc cấy mô. Qua quá trình vừa trồng, chăm sóc, rút kinh nghiệm, để nâng cao chất lượng chuối cũng như giảm sức lao động, anh Bi đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn chuối. Các khâu chăm sóc như bón phân, làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, tỉa bớt cây con… được gia đình anh Bi thực hiện kĩ lượng.

Đến nay, mô hình trồng chuối là nguồn thu nhập chính mang lại cho gia đình anh hơn 400 triệu đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. “So với giống chuối địa phương thì chuối cấy mô cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuối cấy mô đòi hỏi nhiều nước tưới, nhưng ít sâu bệnh, buồng to, đẹp, chất lượng hơn kéo theo giá thành cũng cao hơn. Hiện, chuối vườn nhà được thương lái vào tận trong vườn thu mua, giá cả ổn định”, anh A Lăng Bi nói.

Sản phẩm Ớt A Riêu được giới thiệu tại nhiều chương trình, hội chợ triển lãm, kết nối giao thương

Trong vườn nhà chị A Rất Thị Nhị (thôn A Roong, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) hiện đang trồng hơn 1.200 cây ớt Ariêu. Chị Nhị cho biết, trước đây, ớt Ariêu mọc hoang trên nương rẫy, một số hộ mang về trồng để dùng trong gia đình. Nhờ vị thơm, cay đặc trưng, ớt Ariêu được nhiều khách hàng ưa chuộng, thương lái theo đó cũng tìm mua, bà con tranh thủ hái về bán kiếm thêm thu nhập.

Từ khi huyện Đông Giang quy hoạch vùng trồng chuyên canh, xây dựng thương hiệu và trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, cây ớt Ariêu được gia đình chị và nhiều hộ tại xã Mà Cooih nhân giống, trồng chuyên canh tập trung theo hướng hàng hóa. Kỹ thuật trồng ớt Ariêu đơn giản, ít công chăm sóc, cho thu hoạch nhanh chỉ sau 6 tháng trồng, đặc biệt, không cần tiền mua giống. “Mỗi năm, vườn ớt cho thu hoạch 4 đợt, với giá bán từ 270-300 nghìn đồng/kg, gia đình tôi thu hơn 40 triệu đồng. Nếu thời tiết năm nay ổn định, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích trồng ớt của gia đình”, chị Nhi nói.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại