Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh:

Quảng Nam chọn con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, tỉnh giữ vững nguyên tắc không đánh đổi môi trường sinh thái để phát triển kinh tế.
Quảng Nam: Sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp Quảng Nam: Xử lý dứt điểm các dự án do Bách Đạt An làm chủ đầu tư

2 vùng, 2 cụm động lực, 3 hành lang phát triển

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức không gian hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình cấu trúc "2 vùng, 2 cụm động lực, 3 hành lang phát triển".

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, quy hoạch tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của địa phương, điểm nhấn quan trọng trong quy hoạch là xác định 2 cụm động lực phát triển là phía Bắc và phía Nam.

Quảng Nam chọn con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thông tin về những điểm nhấn trong quy hoạch tỉnh.

Cụm động lực phía Bắc bao gồm: Hội An, thị xã Điện Bàn và huyện Đại Lộc gắn kết với thành phố Đà Nẵng trong quá trình đô thị hoá và phát triển của địa phương. Khai thác những lợi thế đô thị di sản của Hội An, lợi thế về không gian phát triển đô thị mới của thị xã Điện Bàn, phát triển đô thị công nghiệp ở Đại Lộc và tích hợp các yếu tố khác của các địa phương lân cận để xây dựng một chương trình phát triển liên kết vùng ở phía Bắc Quảng Nam gắn kết với định hướng phát triển của TP. Đà Nẵng.

Cụm độc lực phía Nam gồm: TP. Tam Kỳ, huyện Núi Thành, huyện Phú Ninh với chức năng chính là phát triển trọng điểm công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, nơi đây có cảng biển, sân bay là những công trình cấp quốc gia, cấp quốc tế và định hướng sáp nhập TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành để xây dựng đô thị loại I trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy các chuỗi đô thị ven biển của miền Trung.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, quy hoạch đã xác định được những hành lang trọng điểm phát triển Quảng Nam có ý nghĩa liên kết vùng.

Đó là hành lang ven biển, tính từ cao tốc Quảng Nam đến Quảng Ngãi xuống tới biển, nơi đây có lợi thế phát triển tốt các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ và gắn với các hoạt động đào tạo nghề với sự phát triển các đô thị hiện nay trên địa bàn tỉnh. Với tính chất và tầm vóc được nâng lên, trong đó đặc biệt là khu đô thị loại I gồm: Núi Thành và TP. Tam Kỳ.

Đối với khu vực hành lang thứ 2 kết nối từ quốc lộ 14B, 14E nối lên Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang qua Lào, qua Thái Lan, đây là hành lang có ý nghĩa khai phá khu vực phía Tây của tỉnh Quảng Nam kết nối với các địa phương bạn để gia tăng lượng hàng hoá đến với tỉnh Quảng Nam để phát triển du lịch xuyên Á, đồng thời gắn kết với khu vực Tây Nguyên với trục 14B gắn kết phát triển hàng hoá du lịch giữa Duyên hải miền Trung với khu vực cao nguyên của Việt Nam, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và đường Đông Trường Sơn thì có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng, nhất là phát triển kinh tế rừng, kinh tế thuỷ điện, kinh tế khai thác chế biến các loại khoáng sản và phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ vùng, vô cùng quan trọng phía Tây của tỉnh.

Chính phủ cho Quảng Nam hình thành ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế đó là Trung tâm công nghiệp dịch vụ hàng không tại sân bay Chu Lai. Trên cơ sở tiềm năng của sân bay Chu Lai, Chính phủ xác định trung tâm này sẽ đóng một vai trò rất quan trọng, mở ra một ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam” ông Lê Trí Thanh nhấn mạnh và cho biết thêm, cảng biển Quảng Nam cũng đã được xác định cảng biển loại I, và cảng này sẽ hình thành trung tâm logistics, container của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là cửa ngõ giao lưu hàng hoá quan trọng của xuyên Á từ Thái Lan qua Lào nối đến Đà Nẵng và Quảng Nam.

Không đánh đổi môi trường sinh thái để phát triển kinh tế

Chia sẻ thêm về thực hiện quy hoạch, ông Lê Trí Thanh cho biết tỉnh Quảng Nam sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể. Trong đó, xây dựng rất rõ về lộ trình, mục tiêu, nguồn lực và ưu tiên tập trung những ngành công nghiệp nào, thu hút những dự án đầu tư nào trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Riêng từ sau năm 2030 đến năm 2050 sẽ vừa làm vừa cân nhắc, vừa suy nghĩ vì hiện nay thế giới đang biến động rất nhanh, có những yếu tố rất khó lường.

Đồ án quy hoạch tỉnh cũng tính toán phương án tổ chức, phát triển hệ thống các đô thị xanh, sinh thái, gắn với cảnh quan, môi trường tự nhiên; gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị với thúc đẩy liên kết phát triển vùng.

Quảng Nam chọn con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững
Quảng Nam phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững

Tỉnh Quảng Nam đã xác định con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Quá trình phát triển, phải hết sức lưu ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa. Chính vì thế, khi nghiên cứu quy hoạch, bố trí các công trình đầu tư công, thu hút doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, người dân... tham gia và phát triển Quảng Nam phải hết sức có trách nhiệm, cân nhắc việc thực hiện các công trình sao cho phù hợp với quy hoạch, phù hợp với định hướng phát triển của Quảng Nam.

"Tỉnh Quảng Nam giữ vững nguyên tắc phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường sinh thái", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cũng cho biết, theo quy hoạch sẽ sáp nhập TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành để hướng đến đô thị loại 1, trở thành cực tăng trưởng quan trọng của miền Trung, phù hợp với định hướng phát triển chuỗi đô thị ven biển của Chính phủ đề ra. Hai địa phương này có điều kiện thuận lợi khi được sáp nhập lại; giúp bổ sung nguồn lực, cùng nhau xây dựng một đơn vị hành chính thống nhất. Nơi đây sẽ có cơ sở hạ tầng giao thông đầu mối quan trọng như sân bay, cảng biển…

Quảng Nam chọn con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững
Quảng Nam sẽ sáp nhập TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành thành đô thị loại 1. Ảnh: V.X

Về phương án sử dụng cán bộ dôi dư, ông Thanh thông tin việc sáp nhập này là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và thực hiện trên toàn quốc. Tỉnh đã lên kế hoạch, sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, đồng thời giải quyết các chế độ, chính sách phù hợp cho các cán bộ.

Việc bố trí, điều động sắp xếp trong bộ máy của tỉnh Quảng Nam nói chung, đặc biệt các cán bộ dôi dư sẽ có lộ trình khoa học, bài bản, phù hợp với năng lực, đóng góp của chính cán bộ đó.

Sở Nội vụ đang chủ trì, hoàn thiện và làm từng bước. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ học tập những kinh nghiệm địa phương bạn trong quá trình bố trí lại cán bộ sao cho phù hợp nhất. Cán bộ yên tâm phát triển, công tác.

Ngày mai (16/3/2024), Quảng Nam sẽ chính thức công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khai mạc “Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024”.
Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Ông Cao Tường Huy – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBDN tỉnh Quảng Ninh nêu rõ 6 kiên trì giúp Quảng Ninh giữ vững ngôi vị quán quân PCI.
Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Theo công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 thì tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Trong 4.000 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn bị Công an Lạng Sơn xử lý, có 122 trường hợp là cán bộ, công chức, đảng viên.
Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đối với Đại tá Lê Ngọc Anh, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Sáng nay (9/5), UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Hơn 30 gian hàng với nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng xứ Thanh đã được quảng bá, bày bán tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tổ chức tại huyện Cẩm Thủy.
Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “Thiên đường xanh” với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động