Chủ nhật 22/12/2024 12:41

Quảng Bình: 40 hộ dân ở Minh Hoá thấp thỏm lo sạt lở

Gần đến mùa mưa bão, nguy cơ sạt lở đất đá ở núi tràn về khiến 40 hộ dân ở huyện Minh Hoá (Quảng Bình) sống thấp thỏm trong âu lo

Theo phản án của 40 hộ ,dân ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình, các vết nứt lớn và kéo dài gây ra tình trạng lún sụt tại sườn dãy núi Cây Sường khiến các hộ dân sống ở dưới chân núi suốt ngày âu lo và thấp thỏm vì đất đá sạt lở có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản, nhất là thời điểm mùa mưa bão cận kề.

Gia đình ông Đinh Thanh Sơn cùng gần 40 hộ dân khác tại Tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đang từng ngày thấp thỏm sống trong nỗi lo núi lở đè nhà. Bởi núi Cây Sường nằm phía sau nhà của những hộ này đang có hiện tượng nứt, sụt trượt. Sau mùa mưa bão năm 2018, người dân Tổ dân phố 8 lên núi Cây Sường thì phát hiện các đường nứt lớn kéo dài, đất trên núi bị trượt xuống ở nhiều đoạn. Để kiểm chứng mức độ sạt lở tại ngọn núi này, người dân đóng những chiếc cọc gỗ vào các vị trí nguy cơ có đất sụt trượt. Dù không có mưa, một số chiếc cọc gỗ cũng bị dịch chuyển, khi có mưa lớn kéo dài, độ dịch chuyển càng lớn hơn.

Theo ông Đinh Thanh Sơn thì những vết nứt ngày càng lớn, chạy dài ở giữa sườn núi, phần đất dưới vết nứt cũng sụt lún, sạt trượt xuống gần nhà của ông và các hộ lân cận. Người dân vô cùng lo lắng, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Mới mưa nhỏ thôi mà cũng đã gây sạt lở rồi. Đến mùa mưa nước trên núi chảy xuống, đất mềm nhão, rất lo sợ cho bản thân và gia đình. Mong chính quyền có các biện pháp chống sạt lở để người dân yên tâm hơn vào mùa mưa lũ.

Ông Trần Mạnh Hà, Tổ trưởng Tổ dân phố 8 cho biết, hiện có 40 hộ với 200 nhân khẩu đang nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của nguy cơ lở đất đá trên núi xuống. Người dân luôn thấp thỏm vì mối nguy từ sạt lở, đặc biệt là mùa mưa lũ.

Theo ông Hà, các vết nứt không chạy dài mà chia ra từng khu vực dọc theo triền núi Cây Sường. Đất sụt lún, sạt trượt từng mảng rất lớn có thể thấy bằng mắt. Càng ngày khối đất khổng lồ càng gần nhà dân, có nguy cơ đổ ào xuống vùi lấp nếu mưa lớn kéo dài khiến nền đất yếu

Sau những trận mưa lớn hay nhỏ, đất đá trên triền núi sạt lở, trượt theo khe nước chảy xuống nhà dân. Gia đình ông Sơn đã xây tường rào chắc chắn để ngăn không bùn đất và nước tràn vào. Nhưng mấy năm lại đây, bức tường bị đất đã sạt trên từ đồi xuống ép khiến đổ sập toàn bộ.

Ông Trần Đình Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa cho biết, vào mùa mưa lũ, chính quyền thị trấn bố trí lực lượng túc trực ở vị trí có nguy cơ xảy ra sạt lở núi để cảnh báo cho người đi đường được biết và phòng tránh. Thời điểm nhận thấy nguy cơ sạt lở núi cao, địa phương tổ chức di dời toàn bộ các hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đi lánh nạn, đợi đến lúc an toàn thì người dân mới được về nhà. Khu vực sạt lở rất rộng, mỗi lần mưa thì hiện tượng nứt kéo dài đẩy dần đất đá về sát nhà dân. Vừa qua có khảo sát thực hiện dự án chống sạt lở, nhưng nguồn vốn không đủ để xây dựng. Trước mắt thị trấn tuyên truyền bà con nâng cao cảnh giác, nếu có mưa kéo dài sẽ di dời các hộ này tránh nguy cơ sạt lở

Được biết, huyện Minh Hóa đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở đồi núi tại thị trấn Quy Đạt với tổng mức đầu tư 17,5 tỷ đồng. Nhưng trong quá trình khảo sát, thiết kế nhận thấy nguồn vốn bố trí cho dự án không đủ so với quy mô đầu tư, một số phương án thiết kế đưa ra chưa khả thi,...

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa cho biết, huyện đã có văn bản xin điều chỉnh, tăng tổng mức đầu tư lên 50 tỷ đồng đối với dự án kè chống sạt lở đồi núi thị trấn Quy Đạt. Hiện các thủ tục của dự án đang được UBND huyện và các sở, ngành liên quan phối hợp hoàn thiện để trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Để chủ động ứng phó trong mùa mưa bão, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu các phương án ứng phó kịp thời, không xảy ra bị động bất ngờ để đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân.

Kiều Anh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy