Thứ ba 26/11/2024 18:35

Phú Yên: 6 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,4%

Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Phú Yên tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt 12.278,8 tỷ đồng, tăng 13,1%.

Hầu hết các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng

Theo Cục Thống kê tỉnh Phú Yên, 6 tháng năm 2023, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh gặp nhiều thách thức, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu còn gặp khó khăn, thiếu đơn hàng sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình thế giới diễn biến phức tạp làm gián đoạn chuỗi cung ứng, giá nguyên, nhiên liệu và chi phí vận chuyển tăng cao, tình hình lạm phát còn ở mức cao ở nhiều nước,… Tuy nhiên, vượt qua thử thách, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Về chỉ số sản xuất công nghiệp, 6 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, một số ngành cấp II có chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2023 ước tính đạt 12.278,8 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nhà máy KCP sản xuất đường. Ảnh: Lê Biết/Sở Công Thương Phú Yên

Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Yên 6 tháng năm 2023 phát triển và tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước tính 23.791,8 tỷ đồng (đạt 51,7% kế hoạch năm, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 19.090,7 tỷ đồng, tăng 10,8%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 3.556,5 tỷ đồng, tăng 28,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 113,6 triệu USD, đạt 47,3% kế hoạch, giảm 5,8% so với cùng kỳ (kế hoạch 240 triệu USD).

Bên cạnh đó, 6 tháng đầu 2023, Phú Yên thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách du lịch, gấp 2,7 lần, trong đó khách quốc tế đạt 9.110 lượt, gấp 3,8; tổng thu từ khách du lịch đạt 2.175,6 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước tính 3.558,7 tỷ đồng, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước.

Phấn đấu 6 tháng cuối năm, GRDP tăng trưởng 9%

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều kết quả tích cực; hầu hết các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng như: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,1%; giá trị sản xuất xây dựng tăng 15,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 10,8%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 28,2%; tổng doanh thu ngành vận tải tăng 12,4%...;

Thủy sản đóng hộp xuất khẩu của doanh nghiệp Phú Yên. Ảnh: Ngô Xuân/SoCT Phú Yên

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình xuất khẩu gặp khó khăn do thiếu đơn hàng sản xuất; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết ngày 31/5/2023 là 779,2 tỷ đồng, bằng 11,9% kế hoạch năm; doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tính từ đầu năm đến 01/6/2023, giảm 7,1%; giá điện tăng kéo theo giá cả một số hàng hóa và dịch vụ tăng; thu ngân sách chưa đạt tiến độ dự toán; tình hình triển khai đấu giá đất của một số khu đất thực hiện chưa thành công…

Theo Cục Thống kê tỉnh Phú Yên, với tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của tỉnh là 6,9% thì 6 tháng cuối năm phải tăng GRDP 9% mới đạt kế hoạch tăng trưởng GRDP 8% (so với năm trước). Đây là một thách thức lớn, cùng với đó, dự báo 6 tháng cuối năm, kinh tế tỉnh Phú Yên còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình hình thế giới diễn biến phức tạp, gián đoạn chuỗi cung ứng, giá nguyên, nhiên liệu và chi phí vận chuyển tăng cao.

Do đó, UBND tỉnh Phú Yên đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp nhất là trong chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án; đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, cung ứng nguồn nguyên vật liệu xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu; tăng cường nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách bền vững, theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực thu, từng sắc thuế và có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Phú Yên

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển