Thứ ba 26/11/2024 08:57

Phụ nữ làm khoa học - nhọc nhằn hay địa hạt tỏa sáng?

Dù còn nhiều định kiến và rào cản xã hội việc phụ nữ làm khoa học, nhưng vài năm trở lại đây, phụ nữ trong lĩnh vực STEM (các ngành về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) đã ghi nhận được những thành tích đáng kể, và có đóng góp cho nền khoa học của thế giới.

Từ khoảng cách lớn về giới trong STEM

Hiện nay, cả thế giới đang nỗ lực tăng cường sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái vào lĩnh vực STEM. Tại Việt Nam, chương trình học STEM được phổ cập vào giáo dục ở mọi cấp độ, từ mầm non cho đến cao đẳng, đại học. Đã có những tín hiệu đáng mừng khi càng nhiều trẻ em gái được tạo điều kiện học STEM, dù thực tế, phụ nữ theo đuổi STEM vẫn còn bị “dán nhãn” và chịu nhiều định kiến. Nói cách khác, các chuyên ngành về khoa học, kỹ thuật, cơ khí, hoa học và công nghệ thông tin thường được biết đến như thế mạnh của nam giới, và ít có sự tham gia của nữ giới.

Lý giải cho hiện trạng này, nhiều chuyên gia tâm lý nhận định thành kiến xã hội đã ảnh hưởng đến sự quan tâm, động lực cũng như thiên hướng lựa chọn nghề nghiệp của nữ giới. Cụ thể, nhiều quan niệm cho rằng nữ giới làm khoa học sẽ vất vả, ít có thời gian chăm sóc gia đình hoặc mức lương không cao bằng nam giới. Mặt khác, lĩnh vực STEM tại Việt Nam vẫn còn thiếu những hình mẫu nữ giới thành công được lan tỏa rộng rãi. Những nhà bác học, khoa học nổi tiếng được nhắc đến trên truyền thông thường là nam giới, điều này đã vô tình cổ xúy cho định kiến rằng lĩnh vực này là sân chơi dành riêng cho đàn ông.

Tiến sĩ Bùi Thanh Duyên

Đến đam mê khoa học của nữ tiến sĩ di truyền

Xuất thân từ mảnh đất vùng cao Hà Giang, Tiến sĩ Bùi Thanh Duyên từng theo học ở cả hai trường Đại học lớn tại Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Năm 2010, Duyên là một trong 37 sinh viên xuất sắc nhận được học bổng trị giá 54.000 USD cho 2 năm đầu học tiến sĩ tại Mỹ.

Sau đó, Duyên tốt nghiệp tiến sĩ ngành di truyền học và sinh học phân tử tại ĐH Cornell (New York - Mỹ) và làm việc tại Trường Y - ĐH California, San Francisco (Mỹ). Chị từng là thành viên hội đồng lãnh đạo Hiệp hội Các Nghiên cứu sinh và học giả Quỹ Giáo dục Việt Nam. Chia sẻ về lý do theo đuổi ngành di truyền học và sinh học phân tử, Duyên cho biết, “di truyền học sự sống là lĩnh vực còn vô vàn những thứ mà chị mong muốn khám phá, và chị nghĩ làm cả đời cũng chưa hết”.

Tại Mỹ, Duyên cùng các đồng sự nghiên cứu về cơ chế phân tử của quá trình nhân bản lại của DNA, một phần giải thích được nguyên nhân sâu xa vì sao đột biến gen hình thành, lý do cốt lõi vì sao ung thư xuất hiện.

Nhiều người lầm tưởng di truyền học là lĩnh vực khô khan, nhưng với Duyên đây là “địa hạt” đầy thú vị, nơi chị được tỏa sáng và sống với chính đam mê, ước mơ của mình. Và một trong những nguồn động lực to lớn của chị là “được gặp mặt trực tiếp và nói chuyện với những nữ khoa học gia vĩ đại của thế giới như Jennifer Doudna hay Elizabeth Blackburn. Jennifer Doudna là người tìm ra cơ chế cho Genome Editing (cơ chế chỉnh sửa gen) qua Crispr-Cas9. Còn Elizabeth Blackburn từng được giải Nobel cho Telomeres - hai đầu tận cùng của DNA, và cơ chế cho sự lão hóa. Phải nói là, họ đều rất... “chất” và thực sự là mẫu mực của những nhà khoa học chân chính, theo đuổi đến cùng những gì mình đam mê”, Duyên chia sẻ.

Trở về đóng góp cho quê hương

Quyết định về Việt Nam là bước ngoặt đến với Duyên trong khoảng thời gian cô làm nghiên cứu tại Đại học California. Khi ấy, cô nhận thấy xung quanh có rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Và Duyên cũng muốn làm điều này trên mảnh đất quê hương Việt Nam của mình.

Được thêm sự động viên của chồng - Tiến sĩ khoa học máy tính Đại học Cornell Cao Anh Tuấn đang làm mảng dữ liệu lớn ở Google, Duyên quyết định cùng chồng về nước và thành lập công ty giải mã gene Genetica tại Việt Nam vào năm 2018, với quyết tâm xây dựng bản đồ gen cho người Việt.

Chị Duyên chia sẻ những ngày đầu khởi nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh , chị gặp nhiều khó khăn, nhưng với tâm huyết đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe cho người Việt, chị và đồng nghiệp luôn nỗ lực làm việc bằng cả con tim và khối óc.

"Tôi rất thích công việc hiện tại và thấy tác động của những việc mình làm tới từng khách hàng, dù chỉ là những thay đổi nhỏ, từng chút một cho sức khỏe và lối sống của họ, là tôi đã thấy hạnh phúc cực kỳ", nữ tiến sĩ cho biết.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT'S Iconic 2024

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025