Thứ tư 18/12/2024 15:13

Phòng vệ thương mại: Khuyến nghị nên biết về thị trường Peru

Dù Peru chưa tiến hành điều tra phòng vệ thương mại nào với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, song chuẩn bị trước các thông tin pháp luật của Peru là cần thiết.

Cẩn trọng với các quy định

Sau 3 năm đi vào hiệu lực, có thể khẳng định rằng, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã có những tác động rõ rệt đối với tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Với thị trường các đối tác Hiệp định, Việt Nam hiện nay đang có kết quả xuất siêu với những tăng trưởng đáng ghi nhận, ngay cả khi kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Mặc dù thế, với tiến trình hội nhập kinh tế từ tác động của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, hàng hóa của Việt Nam có nguy cơ sẽ trở thành đối tượng điều tra phòng vệ thương mại mới của các nước đối tác thành viên Hiệp định này.

Điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Peru

Cho đến nay, hàng hóa Việt Nam mới là đối tượng điều tra phòng vệ thương mại của 4 đối tác Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, một số đối tác như Nhật Bản, Chile hay New Zealand cũng là những thành viên rất tích cực sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt, trong nhóm các đối tác Hiệp định, Peru là thành viên tích cực thứ 3 sau Úc và Canada sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Do đó, Cục phòng vệ thương mại nhấn mạnh, việc nắm rõ các quy định phòng vệ thương mại từ thị trường Peru là hết sức quan trọng.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, các quy định pháp luật phòng vệ thương mại của Peru được thể hiện qua Nghị định cấp cao quy định về điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp năm 2003 (Nghị định này thay thế cho Nghị định về điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp năm 1997) và Nghị định năm 1998 quy định về Hiệp định Tự vệ và Hiệp định dệt may của WTO. Về nội dung các quy định pháp luật của Peru, cơ quan lập pháp đã đưa ra những quy định tương đối chi tiết về nội dung điều tra.

Cụ thể, Cục phòng vệ thương mại khuyến nghị, doanh nghiệp cần lưu ý nghiên cứu một số quy định về điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, như quy định về điều kiện thị trường đặc biệt. Tại Điều 6 của Nghị định chống bán phá giá và chống trợ cấp của Peru quy định về điều kiện thị trường đặc biệt, gồm có tình hình thị trường đặc biệt và lượng bán thấp của hàng hóa tương tự trong nước xuất khẩu. Trong đó, Nghị định nêu rõ cách thức xác định về lượng bán hàng thấp cũng như cách thức tính toán, phân bổ chi phí khi xác định giá trị thông thường trong điều kiện thị trường đặc biệt.

Đối với Quy định về nền kinh tế không phải nền kinh tế thị trường, Peru quy định việc tính toán giá trị thông thường trong trường hợp nền kinh tế phi thị trường, bóp méo giá cả, khiến cho không thể sử dụng số liệu trong nước để tính giá trị thông thường của hàng hóa bị điều tra.

Tránh bị áp dụng về kinh tế phi thị trường

Theo Cục Phòng vệ thương mại, trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, bên cạnh các nước Đông Á (Nhật Bản, Brunei, Malaysia và Singapore) đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường từ trước đó thì trong quá trình đàm phán Hiệp định, các thành viên khác như Canada, Úc, New Zealand hay Chile cũng đã công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, Peru hiện là thành viên duy nhất của Hiệp định chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. “Do đó, trong trưng hp Cơ quan điu tra ca Peru điu tra chng bán phá giá đi vi hàng hóa xut khu ca Vit Nam, doanh nghip cn lưu ý chng minh đy đ căn c đ không b áp dng quy đnh v kinh tế phi th trưng” - Cục phòng vệ thương mại khuyến nghị.

Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mạicho biết thêm, theo quy trình điều tra biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Peru về cơ bản tuân thủ chặt chẽ các cam kết Tổ chức Thương mại thế giới. Cụ thể, theo quy định pháp luật của Peru, các nhà xuất khẩu sẽ có 60 ngày để trả lời bản câu hỏi. Thời gian này là hợp lý và đảm bảo cho các doanh nghiệp chuẩn bị và rà soát kỹ lưỡng bản trả lời câu hỏi trước khi gửi. Còn về điều tra tự vệ, Peru cũng quy định cụ thể về quy trình điều tra áp dụng biện pháp tự vệ theo Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại thế giới.

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền điều tra phòng vệ thương mại tại Peru là Ủy ban bán phá giá và trợ cấp của Viện quốc gia về Phòng, Cạnh tranh và Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ. Trong vụ việc tự vệ, bên cạnh Ủy ban chống bán phá giá và trợ cấp là cơ quan tiến hành các thủ tục điều tra, một Ủy ban liên Bộ được thành lập để quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ. Các quyết định được thực hiện bởi Ủy ban sẽ được chính thức thành lập theo Nghị quyết Bộ trưởng của Bộ Công nghiệp, Du lịch, Hội nhập và đàm phán thương mại quốc tế.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, việc có quan hệ FTA với các nước Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, trong đó có Peru sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, song cũng đối diện với các rào cản thương mại mới, nên việc chủ động ứng phó sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu bền vững, ổn định.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Ả rập Xê út tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hàng Việt Nam tại thủ đô Riyadh

Mời tham gia Triển lãm ACT East Business Show lần thứ 7 tại bang Meghalaya, Ấn Độ

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12: Lính Ukraine rút lui ở Kurakhove; UAV Nga tiếp viện tại Kherson

Kinh tế Việt Nam trước 'sóng gió' từ chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ

Sự ủng hộ của Tổng thống đắc cử Donald Trump tác động tới giá Bitcoin ra sao?

Anh gia nhập CPTPP: 'Luồng gió mới' thúc đẩy thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/12: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; UAV Kiev tấn công kho dầu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/12: Nga ước tính 40.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; UAV Kiev tấn công vũ khí Nga

Bản tin quân sự thế giới ngày 14/12/2024: Vũ khí NATO được sản xuất tại Ukraine

Những nhân tố tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/12: Lính Ukraine đầu hàng ở Pokrovsk; UAV Kiev phá 8 xe bọc thép của Nga

Bản tin quân sự thế giới ngày 13/12/2024: Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/12: Lính đánh thuê Ukraine thiệt mạng; Ba Lan chưa giao MiG-29 cho Ukraine

Bệnh lạ bùng phát ở Congo, liệu có tái diễn kịch bản Covid-19?

Thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR: ‘Gieo mầm’ hợp tác toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 12/12/2024: Ukraine thay đổi quan điểm, sẵn sàng đàm phán với Nga

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Bản tin quân sự thế giới ngày 12/12/2024: Anh thử nghiệm vũ khí laser chống UAV mới

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA