Thứ sáu 22/11/2024 14:23

Phó Thủ tướng: Khu công nghiệp, khu kinh tế phải là vườn ươm phát triển các ngành công nghiệp nền tảng

Chiều ngày 2/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về phân cấp, phân quyền đối với dự án đầu tư hạ tầng và xây dựng Luật Khu công nghiệp...

Hàng loạt các khó khăn, vướng mắc về chính sách

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) Quốc hội khoá XV sẽ cho ý kiến và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hướng phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận/quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp.

Đối với dự án Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, hiện nay quy định trực tiếp về quản lý khu công nghiệp, khu kinh mới ở cấp Nghị định.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về chủ trương phân cấp, phân quyền đối với dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và xây dựng dự án Luật Khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế được quy định ở nhiều luật khác nhau, trong đó một số quy định chưa thống nhất, đồng bộ và chưa phù hợp với đặc điểm.

Song theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số chủ trương, định hướng mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế chưa được thể chế hóa kịp thời như: hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển các khu công nghiệp sinh thái, thông minh, khu đô thị công nghiệp - thương mại - dịch vụ; nghiên cứu và triển khai thí điểm các mô hình khu kinh tế đặc thù, khu thương mại tự do, các mô hình kinh tế mới tại một số địa phương có tiềm năng.

Quá trình xây dựng và phát triển khu công nghiệp trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc cần được giải quyết như: loại hình khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế chậm được đổi mới; chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo chiều sâu, phát triển bền vững về kinh tế-xã hội và môi trường; liên kết, hợp tác trong khu công nghiệp, khu kinh tế, giữa các khu với nhau và giữa khu kinh tế, khu công nghiệp với khu vực bên ngoài còn hạn chế; hiệu quả sử dụng đất chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Hệ thống quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, đất đai, thuế chưa quy định cụ thể chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển đối với các loại hình khu công nghiệp mới, khu chức năng mới trong khu kinh tế, khu kinh tế mới; chưa có quy định cụ thể về việc chuyển đổi loại hình khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế phải có chính sách “rải chiếu hoa” mời gọi nhà đầu tư

Trong khi đó, mô hình phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trên thế giới đã thay đổi đáng kể theo hướng chuyên ngành, chuyên môn hóa, tự do hóa và phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo tính hiện đại, cạnh tranh và bắt kịp tiến trình cách mạng công nghiệp 4.0 với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Dự án Luật nhằm tiếp tục thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách và định hướng của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế; tạo hành lang pháp lý riêng cho chính sách phát triển các loại hình khu công nghiệp mới (khu công nghiệp sinh thái, thông minh, khu đô thị công nghiệp-thương mại-dịch vụ, khu công nghiệp chuyên ngành, đặc thù…), khu chức năng mới trong khu kinh tế mới (khu thương mại tự do, khu phi thuế quan…).

Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Luật Khu công nghiệp, Khu kinh tế cũng nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, vướng mắc, và bổ sung quy định mới mà pháp luật hiện hành chưa có về điều kiện, cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế (trình tự, thủ tục, thẩm quyền đầu tư các loại hình KCN, KKT mới; hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, mô hình tổ chức và quản lý tinh gọn đủ thẩm quyền.

Từ thực tế hoạt động, quản lý của các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế hiện nay thuộc quản lý của nhiều bộ, ngành, đại diện các bộ, ngành cho rằng cơ quan soạn thảo cần làm rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật, nhất là nội hàm, tiêu chí xác định của những loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế “mới chỉ có tên”, liên quan đến nhiều bộ, ngành; điều kiện thành lập, hoạt động trong nội bộ; chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp; mô hình bộ máy quản lý đồng thời điều chỉnh các loại hình mới như khu công nghiệp sinh thái, thông minh, công nghệ cao đặc thù; mối quan hệ với các luật chuyên ngành…

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất nhằm quản lý các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế hiện nay, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chưa được quy định hoặc điều chỉnh trong luật chuyên ngành.

Luật cũng cần có tiêu chí xác định các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới, thuộc diện ưu tiên thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ lõi, lĩnh vực sản xuất nền tảng… nhằm cụ thể hoá chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trong từng giai đoạn cụ thể.

Từ đó, thể chế hoá các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về thủ tục hành chính, thuế, đất đai; xây dựng mô hình mới thẩm quyền được phân cấp mạnh mẽ hơn cho các ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; quy hoạch, bố trí đất đai, nguồn lực kèm theo, để “các khu công nghiệp, khu kinh tế phải có những chính sách hấp dẫn nhất, “rải chiếu hoa” mời gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư”.

Theo Phó Thủ tướng, khu công nghiệp, khu kinh tế phải là khu vực ưu tiên, là nơi thí điểm chính sách, vườn ươm và phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ nền tảng, cốt lõi...

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT tiếp tục đánh giá, tổng kết quá trình xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, nhất là những tồn tại, vướng mắc; nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, mô hình các khu công nghiệp, khu kinh tế thành công trên thế giới; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giải quyết thủ tục hành chính.

Thụy Anh
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm