Thứ năm 15/05/2025 18:06

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được "bơm" vào nền kinh tế năm 2024

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế.

Chiều 5/1, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2023, trả lời câu hỏi về tăng trưởng tín dụng năm 2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tăng trưởng tín dụng của năm 2023 là 13,71%, như vậy khối lượng tuyệt đối có thể đưa vào nền kinh tế khoảng 1,5 triệu tỷ trong năm 2023.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng là 15%. Như vậy, nếu tính trên cơ sở lượng tiền, dư nợ hiện nay là khoảng 13,56 triệu tỷ, ước tính gần 2 triệu tỷ sẽ được "bơm" vào năm 2024.

"Khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024 phụ thuộc điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, đảm bảo dòng vốn chảy vào đúng các đối tượng cũng như an toàn hệ thống tín dụng. Nếu điều kiện thuận lợi, cuối năm hoặc giữa năm sẽ mở thêm room tín dụng cho các ngân hàng thương mại", Phó Thống đốc cho biết.

Trả lời vấn đề năm 2024 có thuận lợi hơn không? Ông Tú cho rằng, trước hết, qua tổng kết tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương sáng cùng ngày và đặc biệt là định hướng điều hành của Chính phủ cho thấy, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế.

Theo ông Tú, trong trường hợp không có tác động khó khăn của quốc tế với Việt Nam như năm 2023, thì chắc chắn nhu cầu đầu tư của nền kinh tế sẽ tăng lên.

Thứ hai, muốn tăng tín dụng phải phụ thuộc vào các yếu tố, như lãi suất. Hiện nay, lãi suất đã giảm, thấp hơn trước dịch nhiều.

"Thậm chí có chuyên gia đánh giá trong khoảng 20 năm qua hay 10 năm qua, mức lãi suất cho vay là rất thấp. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để tăng trưởng tín dụng có thể tăng mạnh", ông Tú cho hay.

Thứ ba, về cơ chế điều hành cũng như việc triển khai thực hiện cho vay của các ngân hàng thương mại. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã có sự chủ động, có những cơ chế mới cho việc điều hành tín dụng, giao ngay từ trước ngày 1/1 vừa qua về hạn mức tín dụng là 15%.

Nếu như ngân hàng, tổ chức tín dụng nào đạt được chỉ tiêu đó mà vẫn có khả năng cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm chất lượng cũng như an toàn hệ thống, bảo đảm điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giao thêm.

"Qua đó muốn nói rằng, cả về cơ chế, định hướng của Chính phủ, những điều kiện về lãi suất, nhu cầu vay, điều kiện vay của doanh nghiệp cũng như cơ chế vận hành chung của các tổ chức tín dụng, mong rằng năm 2024 sẽ khởi sắc hơn rất nhiều so với năm 2023", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay.

Nguyên Thảo - Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thống đốc Đào Minh Tú

Tin cùng chuyên mục

Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt