Thứ năm 26/12/2024 02:14

Phó Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế vượt trội để khuyến khích người còn 2-3 năm công tác sẵn sàng nghỉ

Về tinh gọn bộ máy, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, phải có cơ chế thật mạnh, vượt trội để khuyến khích những người còn 2-3 năm công tác có thể sẵn sàng nghỉ.

Sáng 10/12/2024, tại Phiên họp thứ 40, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 10 và tháng 11/2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, dư luận nhân dân trong báo cáo Dân nguyện đồng tình chủ trương tinh gọn bộ máy nhưng cần tuyên truyền tốt hơn nữa.

Chủ trương là như vậy nhưng khi đi vào sắp xếp là liên quan, đụng chạm, ảnh hưởng đến quyền lợi người này, người kia. Nếu chúng ta chỉ nghĩ rằng nhân dân đồng tình ủng hộ chung chung như vậy mà thiếu quan tâm đến công tác tuyên truyền sâu thì lúc đó phát sinh những việc ngoài dự tính, rất khó cho việc thực hiện thắng lợi chủ trương này.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh, cần làm tốt hơn nữa, sâu sắc hơn nữa, tạo đồng thuận cao của hệ thống chính trị, cử tri và nhân dân cả nước trong việc thực hiện các chủ trương mới, trong đó có việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.

Bên cạnh việc xây dựng các đề án thì một nội dung rất quan trọng trong phần đề án của việc sắp xếp tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên mới, đó là phải coi trọng cơ chế chính sách hợp lý, thuận lợi cho đội ngũ cán bộ nằm trong diện sắp xếp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức, người lao động.

Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn ví dụ, trước đây, khi chúng ta thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, chúng ta cũng có một phần rất quan trọng là chế độ chính sách. Bây giờ quy mô nền kinh tế, ngân sách cũng lớn hơn nhiều so với trước đây và có đủ điều kiện để chăm lo.

"Việc sắp xếp ngoài mục tiêu tinh giản để phục vụ cho sự nghiệp phát triển thì những người trong diện sắp xếp cũng là người dân, cũng là cán bộ. Do đó, cần quan tâm đến đời sống của họ cũng là mục tiêu phấn đấu cho đất nước phát triển, người dân là người được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới” - bà Thanh nói.

Từ phân tích trên, bà Thanh cho rằng, nên bổ sung nội dung cần có cơ chế chính sách hợp lý, thậm chí là phải có cơ chế thật mạnh và vượt trội so với trước đây để khuyến khích những người còn 2, 3, 4 năm có thể sẵn sàng nghỉ để cho cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản giữ lại trong hệ thống.

“Nếu không cẩn thận, trước đây chúng ta đã nói một xu hướng, một thời kỳ chuyển từ khu vực công sang tư rất nhiều. Về tổng thể việc này không vấn đề gì nhưng tôi e người từ công sang tư là những người tốt lại ra, còn người không tốt, trung bình thì ở lại. Nếu không có chính sách tốt thì không giữ lại được những cán bộ cần giữ” - Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trước đó, báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 10 và tháng 11/2024, ông Hoàng Anh Công - Phó trưởng Ban Dân nguyện - cho hay, cử tri và nhân dân tin tưởng với sự lãnh đạo của Đảng, đánh giá cao chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn, cử tri và nhân dân kỳ vọng việc thực hiện chủ trương trên sẽ tạo sinh lực mới cho nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, tạo đòn bẩy để bứt phá, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

"Cử tri và nhân dân mong muốn khi thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cần quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động" - ông Hoàng Anh Công nêu.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển