Thứ hai 05/05/2025 18:11

Phó Chủ tịch nước dự khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng 2025

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).

Hôm nay (3/2), tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng 2025. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tới dự và phát biểu tại lễ khai mạc.

Ôn lại truyền thống lịch sử khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa vô cùng to lớn, để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần vô giá.

“Đó cũng là bài học “dân là gốc”, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần làm chủ của Nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta”, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tự hào là con cháu Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam hết thế hệ này đến thế hệ khác đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ công lao của Hai Bà Trưng. Ảnh: Quang Thái

Theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với Hai Bà Trưng và các bậc tiền nhân.

Đồng thời, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa đất nước ta vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức theo nghi thức Nhà nước và truyền thống địa phương gồm phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ: Tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức truyền thống cổ truyền.

Trước đó, từ ngày 4 tháng Giêng âm lịch, sau khi làm lễ "Tế trình", đoàn rước hai cỗ kiệu của Hai Bà Trưng đi từ Đền về Đình làng (đình Hạ Lôi).

Từ trong sân Đền, kiệu Bà Trưng Trắc đi trước, nhưng khi ra khỏi cổng đền, kiệu Bà Trưng Trắc dừng lại bên phải đường để kiệu bà Trưng Nhị đi trước (với ý nghĩa: Nội gia tỷ muội, ngoại quốc quân thần). Việc đổi vị trí kiệu gọi là "giao kiệu".

Khách thập phương xếp hàng, chen chân thắp hương làm lễ tại đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội)

Cùng thời điểm này, từ Đình làng Hạ Lôi, đoàn rước kiệu Thành Hoàng làng và kiệu Thánh Cốt Tung - một danh tướng của Hùng Duệ Vương được thờ tại làng Hạ Lôi đi đến ngã tư cổng Đền để nghênh đón kiệu Hai Bà về Đình làng (với ý nghĩa: Hai Bà Trưng đi kinh lý về thăm quê hương). Đoàn rước kiệu về đến cổng Đình làng thì kiệu bà Trưng Nhị dừng lại sang bên phải đường để kiệu bà Trưng Trắc đi vào sân Đình trước (giao kiệu).

Sau đó, dân làng tổ chức tế lễ tại đình làng từ chiều ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng với ý nghĩa là để chào đón Hai Bà Trưng về thăm quê hương.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng diễn ra từ ngày 6 đến 10 tháng Giêng, năm Ất Tỵ.

Một số hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi lại tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng 2025:

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Đông đảo khách thập phương đến theo dõi hoạt động nghệ thuật tại lễ hội đền Hai Bà Trưng
Đây cùng là dịp du Xuân đầu năm của nhiều người
Lưu giữ những hình ảnh làm kỷ niệm
Xuất hiện "ông đồ nhí" cho chữ đầu năm
Nhiều dịch vụ ăn uống trong lễ hội
UBND huyện Mê Linh cho biết đã cử lực lượng chuyên môn kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm, đồ ăn uống đảm bảo an toàn trong suốt thời gian tổ chức lễ hội
Các bãi trông giữ xe chật cứng chỗ (giá trông xe máy 10.000 đồng/lượt, xe ô tô 30.000 đồng/lượt)
Hàng nghìn du khách thập phương về lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025
Tại lễ kỷ niệm, còn diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Âm vang Mê Linh" nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của hai vị kiệt nữ Anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Hải Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Nghị quyết 68: 'Kim chỉ nam' tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến '4 hơn' đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp