Phí trông giữ phương tiện vi phạm giao thông được quy định thế nào?
Lỗi vi phạm nào bị tạm giữ xe?
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt.
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Lực lượng CSGT kiểm tra, xử lý phương tiện tham gia giao thông. Ảnh minh họa |
Thời gian tạm giữ xe
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
Theo Điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BCA, phương tiện bị tạm giữ do vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức bị tịch thu được trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm thì khi đến nhận lại phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện.
Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông năm 2023
Luật Phí và lệ phí 2015 quy định phí trông giữ xe thuộc danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá.
Theo Nghị định 149/2016/NĐ-CP, giá cụ thể đối với dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do UBND cấp tỉnh quy định.
Theo quy định của Thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Các khoản lệ phí trông giữ phương tiện có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố.
Ví dụ, hiện nay giá giữ xe vi phạm giao thông tại Hà Nội được quy định tại Quyết định 44/2017/QĐ-UBND, cụ thể như sau:
Mức thu xe máy, xe lam là đồng/xe/ngày đêm 8.000 đồng.
Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lô/xe/ngày đêm 5.000 đồng.
Xe ô tô đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống/xe/ngày đêm 70.000 đồng.
Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên/xe/ngày đêm 90.000 đồng.
Trong khi đó, giá giữ xe vi phạm giao thông tại TP. HCM được quy định tại Quyết định 35/2018/QĐ-UBND, được chia thành nhóm 1 và nhóm 2.
Trong đó, nhóm 1 gồm: Trường học; bệnh viện; bến xe; chợ; siêu thị; các địa điểm vui chơi, sinh hoạt công cộng: nhà văn hóa; nhà thiếu nhi; trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên; các công viên do các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố và quận, huyện quản lý, khai thác. Các địa điểm không thuộc nhóm 1.