Thứ sáu 22/11/2024 04:42

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I”

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Bình,  do EVN làm chủ đầu tư, đóng trên địa bàn xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Theo thiết kế, nhà máy có công suất lớn (2x600MW), là dự án trọng điểm và cấp bách. Ngày 29/1/2018, Bộ Tài nguyên Môi trường đã có Quyết định số 303/QĐ – BTNMT về việc, Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án  “Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I”.

Theo đó, dự án thuộc Trung tâm điện lực Quảng Bình trên địa bàn xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình được lập bởi Ban Quản lý dự án nhiệt điện 2 (Chủ dự án) với các nội dung chủ yếu: Phạm vi xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I và các hạng mục dùng chung với Dự án “Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II” có diện tích khoảng 443,2 ha, gồm 2 tổ máy 2x600MW. Trong đó, diện tích mặt nước chiếm nhiều nhất 210 ha, khu vực nhà máy chính là 48,6ha, kênh lấy nước làm mát 25ha, bãi lưu giữ tro, xỉ 42,6ha…

Quyết định chỉ rõ, các hoạt động đền bù, di dân, tái định cư , rà phá bom mìn, nhận chìm ở biển, khai thác vật liệu xây dựng phục vụ Dự án không thuộc phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường này.

Trong phạm vi quyết định, Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra 13 yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án: Thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật và tổ chức thi công phù hợp trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của Dự án; Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia độ rung, chất lượng không khí; Bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường không ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế, dân sinh, các hệ sinh thái ven biển thuộc khu vực Dự án; Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thu gom, xử lý toàn bộ nước, khí thải công nghiệp, sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng và vận hành Dự án; Lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động liên tục đối với nước, khí thải phát sinh sau xử lý, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình….

Được biết, trước đó, Chủ Dự án - Ban Quản lý dự án nhiệt điện 2 đã tổ chức nhiều buổi tham vấn cộng đồng thông qua hình thức mời lãnh đạo các cấp địa phương, nhân dân vùng dự án tham gia các buổi thăm quan trực tiếp tại các Nhà máy nhiệt điện do EVN làm chủ đầu tư, đã vận hành và nhận được sự hưởng ứng cao của người dân sở tại.

Người dân xã Quảng Đông tham gia buổi tham vấn cộng đồng tại Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn - Thanh Hoá

Cũng theo ông Vinh, tỉnh Quảng Bình đã có văn bản Thường trực huyện ủy, UBND huyện Quảng Trạch về việc các hộ dân tiếp tục tự ý sản xuất trên diện tích đất đã được BT-GPMB. Theo đó, yêu cầu Thường trực huyện ủy, UBND huyện Quảng Trạch tiếp tục chỉ đạo và phối hợp với các bên liên quan không để các hộ dân tự ý sản suất trên diện tích đất đã được BT-GPMB. Ngày 07/12/2017 UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản số: 2303/UBND-KTN về việc BT-GPMB và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thi công tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch. Tuy nhiên, cũng theo ông Vinh, đến nay tình hình vẫn chưa được giải quyết, các hộ dân vẫn tiếp tục tục cày bừa, trồng lúa trên diện tích đất đã được BT-GPMB.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Vinh, Phụ trách Phòng Môi trường – Bồi thường GPMB – Ban Quản lý Dự án nhiệt điện 2: Hiện nay, Dự án gặp một số khó khăn, vướng mắc như tại thôn Vịnh Sơn - xã Quảng Đông có 295 hộ dân có nguyện vọng được di chuyển đến Khu tái định cư ở thôn 19/5 cách Trung tâm điện lực (TTĐL) Quảng Trạch khoảng 3,5 km. Đặc biệt, đối với công tác kiểm định chất lượng, khối lượng của chủ đầu tư nhiều lần bị người dân cản trở, chống đối, xô xát. Đến nay đơn vị Tư vấn độc lập vẫn chưa thể triển khai thực hiện trở lại;

Thăng Long
Bài viết cùng chủ đề: Đánh giá tác động môi trường

Tin cùng chuyên mục

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025