Có gì trong phê duyệt ĐTM dự án 'quây' vùng đệm vịnh Hạ Long?

Trong phê duyệt ĐTM khu đô thị 10B Quang Hanh, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến hệ thống núi đá vôi trong và ngoài phạm vi dự án.
Xôn xao dự án đô thị lấn biển, có 3,88 ha thuộc vùng đệm vịnh Hạ Long Quảng Ninh: Tạm dừng công trình lấn biển vùng đệm vịnh Hạ Long Dự án Khu đô thị 10B Quang Hanh: Bộ VHTT&DL đề nghị bảo vệ các giá trị di sản

Nguồn tin Báo Công Thương có được, dự án Khu đô thị tại khu 10B (thuộc phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) được UBND tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ngày 15/6/2023, tại Quyết định số 1614/QĐ-UBND.

Theo đó, dự án Khu đô thị tại khu 10B do Công ty TNHH Đỗ Gia Capital làm chủ đầu tư với tổng diện tích khoảng 31,8ha. Trong đó, có 3,88ha thuộc vùng đệm, khu vực 2 của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Dự án này có phía Đông giáp biển; phía Tây giáp núi đá vôi, đầm Cây Giang; phía Nam giáp suối Lộ Phong và vịnh Bái Tử Long; phía Bắc giáp núi đá vôi.

Có gì trong phê duyệt đánh giá tác động môi trường Dự án Khu đô thị khu 10B?
Toàn cảnh dự án

Quy mô các hạng mục công trình của dự án gồm: 451 căn biệt thự và nhà ở liền kề, xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 52 căn biệt thự. Ngoài ra còn có các công trình thương mại dịch vụ, trong đó có các khách sạn 7 tầng. Tổng quy mô dân số khoảng 2.524 người.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nêu rõ, giai đoạn thi công xây dựng dự án gồm: Các hoạt động phát quang thảm thực vật, giải phóng mặt bằng; hoạt động xây dựng tuyến đê quây, đường công vụ; hoạt động vận chuyển đất đá san nền, nguyên vật liệu; hoạt động san nền; hoạt động thi công các công trình, hạng mục.

Trong đó, các hạng mục công trình có khả năng tác động xấu đến môi trường bao gồm: Nhà vệ sinh di động; hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn bề mặt; kho lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời; hố rửa bánh xe; khu vực tập kết nguyên vật liệu; các hoạt động phát quang thảm thực vật, giải phóng mặt bằng; hoạt động san nền; xây dựng đê quây, đường công vụ; thi công các công trình hạng mục của dự án như hoạt động vận chuyển đất đá san nền, tập kết nguyên vật liệu, đổ thải.

Cụ thể, các chất thải rắn từ hoạt động phát quang, giải phóng mặt bằng với khối lượng phát sinh khoảng 1 tấn, thành phần chủ yếu, bao gồm: Thực bì, rễ cây, thân cây; chất thải rắn sinh từ hoạt động của công nhân trên công trường với khối lượng phát sinh khoảng 75 kg/ngày, thành phần chủ yếu, bao gồm: Túi nylon, vỏ lon, vỏ chai nhựa.

Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng với khối lượng phát sinh ước tính khoảng 106,5m, thành phần chủ yếu gồm: Cát, đá, vôi vữa, bê tông chất, mẫu vụn sắt thép...; các loại bùn, đất từ hoạt động nạo vét hữu cơ do đẩy trồi trong quá trình thi công gia cường nền đường, gia cường móng kè để làm đường công vụ phát sinh khoảng 114.913 m3.

Ngoài ra, quá trình thi công dự án còn tác động đến đa dạng sinh học như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái nước biển ven bờ… vì khi xây dựng sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Nếu lượng chất thải này không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tại khu vực thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, còn tác động đến việc nuôi trồng thủy sản tại khu vực thực hiện dự án lân cận, khu vực nuôi trồng thủy sản. Nếu các loại chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, dẫn đến năng suất nuôi trồng thủy sản bị suy giảm.

Đặc biệt, tác động đến di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long như: Môi trường, cảnh quan của di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, dự án nằm cách xa vùng lõi vịnh Hạ Long, sát rìa vùng đệm (khu vực ranh giới hành chính TP. Hạ Long và TP. Cẩm Phả), có 3,88 ha nằm trong vùng đệm, khu vực II di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long nên việc thực hiện dự án tác động mang tính tức thời đến môi trường, cảnh quan của vịnh Hạ Long.

Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, sẽ ảnh hưởng mang tính liên tục đến khu vực vịnh Hạ Long, đòi hỏi chủ đầu tư phải có các công trình xử lý, có chương trình giám sát trong suốt quá trình hoạt động.

Do đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Đỗ Gia Capital thực hiện đúng và đầy đủ các giải pháp, biện pháp cam kết về bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động của dự án.

Trong quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án phải thực hiện theo đúng tiến độ, quy hoạch và thiết kế được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật, thu gom và xử lý tất cả các loại chất thải phát sinh của dự án đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/địa phương về môi trường hiện hành và các quy định pháp luật khác có liên quan trước khi xả thải ra môi trường, nhằm đảm bảo các hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng xấu đến khu dân cư, các công trình và dự án lân cận.

Đặc biệt, chỉ được đổ thải khi vị trí đổ thải hoàn thiện pháp lý liên quan (quy hoạch, thiết kế, chấp thuận); thực hiện nghiêm túc phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, bố trí thời gian thi công và vận chuyển nguyên vật liệu; có bạt che phủ kín thùng xe, không chở quá trọng tải quy định không để rơi vãi, ách tắc giao thông trên tuyến đường vận chuyển, không làm ảnh hưởng đến khu dân cư và dự án khác.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy. Trong quá trình thi công, vận hành dự án, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến diện tích rừng lân cận và khu vực dân cư giáp dự án; tính toán thiết kế công trình đảm bảo hoạt động của dự án không ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng ngập mặn lân cận; thi công theo đúng thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định; nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến hệ thống núi đá vôi trong và ngoài phạm vi dự án.

Trước đó, ngày 6/11, Đoàn liên ngành tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc về việc kiểm tra liên quan đến việc thi công dự án Khu đô thị tại khu 10B. Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế và các ý kiến của sở, ngành có liên quan, đoàn liên ngành thống nhất kết luận: Chủ dự án chưa thực hiện đúng những nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1614/QĐ-UBND.

Cụ thể, Công ty TNHH Đỗ Gia Capital chưa thực hiện các biện pháp như: Phía trong của đường công vụ kiêm đê quây có thiết kế lớp vải địa kỹ thuật; vét bùn phía dưới trước khi thi công; vét bùn trồi trong quá trình thi công; thực hiện toàn bộ đê quây kết hợp xử lý nền các tuyến kè bao quanh hoặc phân đoạn để thực hiện nhưng phải tạo ra các vùng kín không để bùn trồi, nước mưa kéo theo bùn đất trôi ra biển; quan trắc định kỳ chất lượng nước, trầm tích, đa dạng sinh học tại khu vực thực hiện dự án và khu di sản vịnh Hạ Long với tần suất 3 - 6 tháng/lần; công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường tại phường và tại dự án.

Do đó, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Ninh đề nghị công ty TNHH Đỗ Gia Capital dừng ngay các hoạt động đang thi công tuyến đường công vụ vào dự án; thực hiện ngay các biện pháp thi công theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt; xin ý kiến các cơ quan chức năng trước khi tiếp tục thi công trở lại.

Ngày 7/11, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đỗ Gia Capital, chủ đầu tư Khu đô thị tại khu 10B Quang Hanh số tiền 125 triệu đồng.

Dần Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Việt Nam - Kazakhstan: Nhiều dư địa thúc đẩy hợp tác chiến lược về công nghiệp, năng lượng

Việt Nam - Kazakhstan: Nhiều dư địa thúc đẩy hợp tác chiến lược về công nghiệp, năng lượng

Việt Nam và Kazakhstan nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược, mở rộng hợp tác kinh tế số, logistics, công nghiệp, năng lượng, công nghiệp sạch.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Tổng Bí thư Tô Lâm được trao Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm được trao Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất tại Kazakhstan

Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất là nguồn khích lệ to lớn để Việt Nam - Kazakhstan tiếp tục gây dựng những điều tốt đẹp nhất cho tình hữu nghị hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược mở ra bước ngoặt hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Kazakhstan, coi thành công của Kazakhstan là niềm tự hào chung.
Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, đưa quan hệ Việt Nam - Kazakhstan phát triển toàn diện.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư khẳng định với khát vọng và mục tiêu phát triển chung, tiềm năng rộng mở, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, thực chất.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các tổ chức hội đoàn người Việt tại Kazakhstan trở thành cầu nối vững chắc giữa cộng đồng kiều bào và quê hương.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Mobile VerionPhiên bản di động