Thứ năm 19/12/2024 15:41

Phát triển năng lượng mặt trời khu vực APEC: Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm

Tại "Hội thảo APEC về các chiến lược và nghiên cứu điển hình thành công về năng lượng mặt trời", tổ chức ngày 24 - 25/3, chuyên gia của các quốc gia khu vực APEC đã chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị trong phát triển ngành năng lượng này.

Nhu cầu về sử dụng năng lượng đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu khác về an sinh xã hội trong bối cảnh các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên thế giới nói chung và tại châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên lại hữu hạn. Khả năng tái sinh của chúng đòi hỏi rất nhiều thời gian, có thể lên tới hàng triệu năm như than đá,…

Ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - nhấn mạnh vai trò của năng lượng tái tạo: “Trong bối cảnh việc khai thác và tận dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo sẵn có trong đó có năng lượng mặt trời là nguồn thay thế tiềm năng, góp phần bổ sung nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng, vận hành chung cho nền kinh tế, duy trì sự ổn định và nền tảng cho tăng trưởng tại các nền kinh tế.”

“Hội thảo APEC về các chiến lược và nghiên cứu điển hình thành công về năng lượng mặt trời” đã tạo thuận lợi để các thành viên APEC chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nhằm chia sẻ chiến lược, các nghiên cứu điển hình về năng lượng mặt trời, học hỏi kinh nghiệm để hỗ trợ các thành viên APEC xây dựng và triển khai các chính sách về năng lượng mặt trời góp phần giải quyết các vấn đề về năng lượng trong bối cảnh kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng và thu hút đầu tư vào năng lượng và giải quyết các vấn đề về môi trường.

Buổi hội thảo được diễn ra dưới hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp

Theo nhận định của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), khả năng mở rộng và giảm chi phí của pin năng lượng mặt trời, hỗ trợ năng lượng tái tạo đang tăng trưởng mạnh và nhanh chóng trong thời gian gần đây. Trên thực tế, ít nhất 2/3 nền kinh tế APEC có hơn 2.000 giờ nắng mỗi năm. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng mặt trời. “Chúng ta có thể khai thác bằng cách lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, điện mặt trời tập trung trên mặt đất”, ông Nguyễn Văn Vy phân tích.

Theo báo cáo của IEA, vào tháng 11/2021, sở hữu điện mặt trời năm 2020 ước tính 156 tỷ GWh, tăng 23% so với năm 2019. Điện mặt trời chiếm 3,1% sản lượng điện toàn cầu và đứng thứ 3 trong các nguồn năng lượng tái tạo sau thủy điện và điện gió. Sản lượng điện này tương đương với tổng lượng điện mà khu vực APEC đã tạo ra từ nguồn thủy điện - nguồn cung năng lượng tái tạo lớn nhất.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Vy chỉ ra, tại các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, năng lượng mặt trời vẫn là lĩnh vực tương đối mới, chưa phát triển và chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong nguồn cung năng lượng của nền kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng này là do các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương còn hạn chế về mặt tài chính, về khung pháp lý chưa hoàn thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, quản lý về công nghệ còn yếu…

Thực tế này đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho nhiều thành viên APEC đang phát triển quy hoạch điện mặt trời. Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển năng lượng mặt trời từ các tấm gương thành công trong khu vực APEC như Nhật Bản, Trung Quốc hay một số trường hợp thành công với phát triển năng lượng mặt trời trên đảo như Indonesia, Mỹ, Hàn Quốc, Chile.

Ông Takao Ikeda - Chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc bộ phận Năng lượng tái tạo và hợp tác quốc tế của Viện Kinh tế năng lượng Nhật Bản - cho biết, để phát triển năng lượng mặt trời, việc tối đa hoá năng lượng tái tạo, trở thành nguồn năng lượng chủ yếu sẽ được đảm bảo, ưu tiên lớn nhất sẽ được giành cho năng lượng tái tạo, thúc đẩy tuyên truyền về năng lượng tái tạo đồng thời thúc đẩy tìm kiếm các giải pháp giải quyết gánh nặng chi phí cũng như phương pháp sống chung với các cộng đồng địa phương.

Trong khi đó, Tiến sĩ Xia Ting - kỹ sư cấp cao tại Viện Kỹ thuật năng lượng tái tạo Trung Quốc - cho rằng, để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, các quốc gia cần phải cải thiện chính sách để hướng tới một thị trường lành mạnh bằng hệ thống chính sách đa chiều và đa tầng; cải thiện các chiến lược và cơ chế chính để phát triển ngành công nghiệp và hợp tác trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau; cải thiện môi trường kinh doanh, giảm các chi phí phi kỹ thuật, thúc đẩy các cơ chế dài hạn; phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo,…

Mục tiêu chung của APEC trong lĩnh vực năng lượng là giảm 45% cường độ năng lượng từ giờ đến năm 2035 và tăng gấp đôi tỷ lệ loại hình năng lượng tái tạo trong tổng số năng lượng chung trong các quốc gia APEC từ giờ đến năm 2030 theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo APEC trong các hội nghị cấp cao APEC. Theo đó, những năm gần đây, APEC đã và đang triển khai nhiều loại hình hợp tác sôi nổi, tích cực và hiệu quả, hướng tới mục tiêu xác định và tháo gỡ các rào cản thương mại không cần thiết, thúc đẩy các cơ chế đầu tư thông minh, minh bạch công bằng nhằm thu hút đầu tư từ các lĩnh vực tư nhân trong phát triển năng lượng mặt trời.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Việt Nam - Nhật Bản: 'Đón sóng' hợp tác thương mại trong khuôn khổ CPTPP và IPEF

Tăng cường kết nối kinh tế - tiền đề của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Canada

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/12: Lính Ukraine xin đầu hàng; UAV Ukraine tập kích kho đạn Nga

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

Thương vụ Ả rập Xê út tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hàng Việt Nam tại thủ đô Riyadh

Mời tham gia Triển lãm ACT East Business Show lần thứ 7 tại bang Meghalaya, Ấn Độ

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12: Lính Ukraine rút lui ở Kurakhove; UAV Nga tiếp viện tại Kherson

Kinh tế Việt Nam trước 'sóng gió' từ chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ

Sự ủng hộ của Tổng thống đắc cử Donald Trump tác động tới giá Bitcoin ra sao?

Anh gia nhập CPTPP: 'Luồng gió mới' thúc đẩy thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/12: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; UAV Kiev tấn công kho dầu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/12: Nga ước tính 40.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; UAV Kiev tấn công vũ khí Nga

Bản tin quân sự thế giới ngày 14/12/2024: Vũ khí NATO được sản xuất tại Ukraine

Những nhân tố tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025