Phát triển hạ tầng thương mại hướng tới văn minh, hiện đại

Hà Nội đã xây dựng Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2030. Theo đó, đến năm 2030, Hà Nội sẽ có trên 1.000 siêu thị, trung tâm thương mại. Bà Trần Thị Phương Lan- Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.
Một gian hàng trong Royal City

Một gian hàng trong Royal City

CôngThương - Bà có thể cho biết, tính xác thực của những con số trong quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030?

Bà Trần Thị Phương Lan

Những năm gần đây, mức sống người dân đã được nâng lên rõ rệt, nhu cầu mua sắm ngày càng tăng. Các siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) đã trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân bởi họ được an tâm về giá cả, chất lượng cũng như nguồn gốc và sự an toàn của hàng hóa, cùng với đó là các dịch vụ hậu mãi chu đáo. Tuy nhiên, mạng lưới siêu thị, TTTM chủ yếu tập trung ở nội thành- là nơi có nhiều lợi thế thương mại. Các huyện ngoại thành và ven đô có rất ít loại hình bán lẻ hiện đại này, do thu nhập cũng như thói quen tiêu dùng của người dân tại đây còn hạn chế, các DN không muốn đầu tư vì hiệu quả kinh doanh không cao. Ngoài ra, Hà Nội cũng chưa có các TTTM quốc tế và vùng, các trung tâm bán buôn và trung tâm logistics lớn.

Trước thực tế đó, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức khảo sát tại tất cả các quận, huyện, thị xã; nghiên cứu thực tế và tham vấn các bộ, ngành để xây dựng quy hoạch. Theo Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2030, đến năm 2030 Hà Nội sẽ hình thành 999 siêu thị các loại; 62 TTTM...

Bản quy hoạch được lập ra dựa trên cơ sở dự kiến tình hình phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ tăng dân số, thu nhập của người dân. Chẳng hạn, dự báo đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, qui mô dân số của Hà Nội đạt khoảng 9,4 triệu người; mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 17.000USD/người/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa đến năm 2020 đạt 45,6 tỷ USD; tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 đạt 58- 60%… Đây là quy hoạch ngành mang tính định hướng phát triển thương mại trên địa bàn thành phố căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực tế hiện nay, nhiều vùng ở các huyện ngoại thành Hà Nội, người dân muốn mua sắm vẫn phải vào trung tâm thành phố. Chính vì vậy, cần thiết phải đầu tư xây dựng thêm các siêu thị, TTTM để đáp ứng phát triển thương mại văn minh, hiện đại chung của Thủ đô, đặc biệt là tại các huyện ngoại thành, để người dân nông thôn cũng được tiếp cận với thương mại văn minh, hiện đại.

Tổ hợp thương mại Thiên Sơn Plaza Hoàn Kiếm vừa khai trương tháng 9/2014

 Quy hoạch được phê duyệt năm 2012. Vậy 2 năm qua, Hà Nội đã triển khai quy hoạch bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố thế nào, thưa bà?

Triển khai quy hoạch bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, trong giai đoạn 2012- 2014, đã có 8 TTTM được đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động với kinh phí hơn 42.000 tỷ đồng. Như Royal City với tổng mức đầu tư toàn dự án hơn 10.000 tỷ đồng, TimesCity với tổng mức đầu tư toàn dự án hơn 30.000 tỷ đồng... Cùng với đó là 25 siêu thị khai trương đưa vào hoạt động. Điển hình là hệ thống bán lẻ Ocean Mart mới gia nhập thị trường bán lẻ từ đầu năm 2013, nhưng đến nay đã có 6 siêu thị và TTTM trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống siêu thị Fivimart trong 2 năm qua cũng đã liên tục khai trương thêm nhiều siêu thị mới quy mô hoành tráng, mới nhất là Tổ hợp thương mại Thiên Sơn Plaza Hoàn Kiếm vừa khai trương tháng 9/2014, có quy mô xây dựng trên 30.000m2. Cũng trong tháng 9 này, Hà Nội có thêm Lotte Mart khai trương, đã mang đến nhiều dịch vụ hiện đại cho người dân Thủ đô.

Đến nay, toàn thành phố đã có 135 siêu thị và 28 TTTM các loại. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2030, hệ thống hạ tầng thương mại Thủ đô cần khuyến khích đầu tư phát triển 864 siêu thị và 34 TTTM các loại.

Với số lượng siêu thị, TTTM cần xây dựng nhiều như vậy, bà có thể cho biết về quỹ đất cũng như nguồn vốn để thực hiện quy hoạch này?

Với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, diện tích đất xây dựng đô thị tăng 4,69 lần, từ 18.050ha năm 2008 lên đến 84.670ha năm 2020. Mấy năm gần đây, Hà Nội đã tăng thêm các quận Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm với diện tích đô thị rất lớn. Riêng quận Hà Đông diện tích 47,9km2 đã lớn hơn 4 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình có tổng diện tích 34,7km2. Hơn nữa, số lượng trên 1.000 siêu thị, trung tâm thương mại này không phải sẽ được xây dựng hoàn toàn trên những nền đất mới, rất nhiều trong số đó sẽ được đặt tại các toà nhà cao tầng, các khu chung cư để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Về vốn đầu tư xây dựng, một phần là của nhà nước, còn lại là các nguồn vốn xã hội hóa. Việc huy động chia làm nhiều giai đoạn. Trước mắt, từ nay đến năm 2020, trung bình mỗi năm sẽ huy động hơn 6 ngàn tỷ đồng để triển khai đề án.

Thực tế, thời gian qua, việc thu hút đầu tư vào các dự án xây dựng hạ tầng thương mại gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, Hà Nội cũng đã thực hiện được một số dự án tổ hợp thương mại lớn, tầm cỡ khu vực và châu lục như Times City với tổng mức đầu tư toàn dự án 30.000 tỷ đồng, Royal City tổng mức đầu tư toàn dự án 10.000 tỷ đồng. Vừa qua, Dự án TTTM AEON Mall (Nhật Bản) tại quận Long Biên đã khởi công với diện tích 9,6ha, diện tích xây dựng 56.139m2, tổng mức đầu tư đạt 200 triệu USD (tương đương 4.000 tỷ đồng)…

Tôi cho rằng, với mục tiêu xây dựng Hà Nội phát triển bền vững, là trung tâm chính trị, văn hóa, giao thương và kinh tế lớn của cả nước... cùng với dân số đến năm 2020 đạt gần 8 triệu người, đến năm 2030 đạt hơn 9 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 65- 68%, việc đầu tư xây dựng hệ thống bán buôn, bán lẻ theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại là hết sức cần thiết để điều phối liên kết giữa sản xuất với thương mại và tiêu dùng trên địa bàn thành phố, giúp phát triển hài hòa thị trường thành thị và nông thôn, thương mại truyền thống và hiện đại, gắn kết hiệu quả với mạng lưới thương mại- dịch vụ trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đưa Hà Nội trở thành trung tâm thương mại của khu vực và quốc tế.

Xin cảm ơn bà!

Kim Liên (thực hiện)

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Dự kiến, ngày 23/5, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên.
Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc dự kiến được tổ chức từ ngày 05 đến 11/9/2024 tại Seoul và Gyeonggi, Hàn Quốc với nhiều chương trình hấp dẫn.
Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Sáng 13/5, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng 2024.
Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Sáng 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ - Quảng Bình 2024 với nhiều sản phẩm địa phương đa dạng và đặc sắc.
Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu là “trợ lực” cho sản phẩm nông sản Điện Biên.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Vùng trung du miền núi phía Bắc đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức trong phát triển kinh tế, giải pháp cho các vấn đề này là gì?
Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Tỉnh Kon Tum phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, định hướng đến 2050
Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Ngày 9/5, Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu Hà Nội đã chính thức khai mạc tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Chiều 9/5, diễn ra Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tỉnh Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, thiết bị máy móc tiên tiến, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024.
Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) năm 2024 có sự tham gia của 600 doanh nghiệp, 800 gian hàng trưng bày trên diện tích 20,000 m2.
Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhất là vải thiều Thanh Hà và nông sản.
Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Hơn 800 thương hiệu đến từ gần 20 quốc gia tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương từ ngày 8-10/5/2024.
Hội chợ

Hội chợ ''Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024'': Trợ lực cho doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi

Hội chợ “Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024" thu hút 450 gian hàng của hơn 400 doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường.
Doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024

Doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024

Nhờ tham gia Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu mà nhiều doanh nghiệp đã tìm được nhà mua hàng và bán hàng ngay tại nội địa.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động