Thứ hai 12/05/2025 20:58

Phát triển Chính phủ điện tử là dư địa để phát triển kinh tế

Đây là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại Hội thảo trực tuyến về chia sẻ kinh nghiệm và chính sách mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, tổ chức ngày 8/1/2020.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định phát triển chính phủ điện tử là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và là dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Theo đó, với quan điểm xuyên suốt là xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử.

Cùng với đó là đẩy mạnh xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, tăng cường kết nối, liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp, trong đó tập trung triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc tại các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Hội thảo do Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đồng chủ trì

Đồng thời Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ, việc triển khai hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cần phải được đẩy mạnh thực hiện.

Với quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả của bạn bè quốc tế nói chung, của Chính phủ Nhật Bản nói riêng, thông qua sự hợp tác, hỗ trợ và những hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm như ngày hôm nay, Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước đi vững chắc trong triển khai Chính phủ điện tử, góp phần vào sự phát triển của đất nước, sự phồn vinh của dân tộc và quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Tại hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ về chính sách mới của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga để phát triển Chính phủ số và kinh nghiệm số hóa dịch vụ và thủ tục hành chính tại Nhật Bản; xây dựng chính sách sử dụng trí tuệ nhân tạo… theo hướng cải cách quy chế một cách toàn diện, xóa bỏ quản lý hành chính theo chiều dọc, thực hiện cải cách đột phá.

Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính phủ điện tử

Nhằm triển khai nội dung này, Chính phủ Nhật Bản đã là thành lập Cục Kỹ thuật số, thực hiện hóa các dịch vụ mà người dân mong đợi, hướng tới việc cảm nhận được sự tiện ích của người dân trong việc chuyển đổi số theo hướng thân thiện. Hoàn thiện hệ thống liên quan đến mã định danh cá nhân, cũng như thúc đẩy sử dụng mã định danh cá nhân, phát hành thẻ và xây dựng hệ thống nghiệp vụ ở địa phương. Cùng với đó là xây dựng nền tảng số của nhà nước và địa phương một cách đồng bộ để phát triển hướng tới chính phủ điện tử, chính phủ số …

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho biết, triển khai chính phủ số là nội dung yêu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản. Đại sứ cho rằng, Hệ thống chính phủ điện tử mà Văn phòng Chính phủ Việt Nam đang triển khai là một trong những nỗ lực của Việt Nam trong cải cách hành chính nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định chính sách một cách thuận tiện và nhanh chóng, kịp thời. “Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số trong thời gian tới”- Đại sứ Yamada Takio khẳng định.

Đây là hội thảo lần thứ 3 giữa Văn phòng Chính phủ và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chính phủ điện tử và là một trong các hoạt động hợp tác, hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong lĩnh vực triển khai chính phủ điện tử.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ điện tử

Tin cùng chuyên mục

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu