Thứ sáu 08/11/2024 09:53

Phát triển bền vững: Chuẩn mực hội nhập quan trọng

Phát triển bền vững là nền tảng quan trọng mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam ở bất kỳ quy mô nào cũng phải hướng tới. Đây là chuẩn mực quan trọng giúp DN tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, phần lớn DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên kết với nhà cung cấp nước ngoài, còn đa phần DN tư nhân Việt Nam chỉ có 15% bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam. Nguyên nhân là do DN Việt Nam còn áp dụng kỹ thuật lạc hậu nên năng suất thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với DN FDI.

Thực tế cho thấy, chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra hàng loạt thách thức cho DN gồm: Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, rào cản thương mại, phòng vệ thương mại… Vì thế, khuyến khích và thúc đẩy DN trong nước sản xuất, kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực cho DN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Nicolas Audier - Chủ tịch Eurocham Việt Nam - đánh giá, hệ thống DN châu Âu ở Việt Nam rất coi trọng việc phát triển bền vững, trong đó có các yếu tố liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng xanh, tái chế rác thải nhựa, tái sử dụng nguồn nước... Phát triển bền vững là hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, thực hiện các mục tiêu vì con người. Vì vậy, ngoài yếu tố về chất lượng, giá cả thì những yếu tố này cũng được các DN châu Âu quan tâm đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực thi hành.

Theo ông Christian Ewert - Chủ tịch Amfori (Hiệp hội Thương mại nước ngoài), cùng giải quyết những vấn đề chung trong thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp các quốc gia như Việt Nam phát triển bền vững. Muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành nhà cung cấp cho thị trường thương mại tự do, DN phải ưu tiên yếu tố phát triển bền vững trong nguồn cung hàng hóa, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, rào cản thương mại, phòng vệ thương mại… Phát triển bền vững đang thúc đẩy DN hình thành chuỗi cung sản phẩm, dịch vụ xanh và chuyển đổi thói quen tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các quốc gia không thể thúc đẩy phát triển bền vững một cách độc lập, mà cần liên kết và hỗ trợ lẫn nhau như về cơ chế, chính sách, kêu gọi hài hòa thống nhất tiêu chuẩn trên toàn cầu. Để hỗ trợ cho từng quốc gia, DN địa phương cần sự vào cuộc của nhiều tổ chức toàn cầu trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn…

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

OCB được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 3 liên tiếp

Chubb Life Việt Nam mở rộng văn phòng đối tác Infinity tại Cần Thơ và Hưng Yên

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Vinalink Group: Hành trình lan tỏa yêu thương và thực hiện trách nhiệm cộng đồng

PV GAS được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 26,5% trong tháng 10

Cuộc thi Nhập vai 2024: Khi cảm xúc là 'điểm tựa' chạm đến trái tim khách hàng

Supe Lâm Thao là một trong những nhân tố giúp ngành chè Việt Nam phát triển bền vững

Doanh nghiệp bất động sản sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới

Coteccons được vinh danh 'Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024'

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và GEAPP hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh

TNPM ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành bất động sản Hà Nội

Casumina hướng tới tương lai: Đổi mới, sáng tạo và vươn xa

Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống miến dong sạch Quyền Thiết - Làng So

FSEL: Học ngoại ngữ tương tác cùng AI dành cho người Việt

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel