Thứ ba 24/12/2024 01:22

Pháp ráo riết tái vận hành 15 tổ máy điện hạt nhân đối phó với khủng hoảng năng lượng

Mục tiêu của Paris là sẽ vận hành 45/56 lò phản ứng hạt nhân của nước này từ con số 30 hiện nay.

Pháp đang gấp rút vận hành trở lại 10 lò phản ứng hạt nhân, trong khi có kế hoạch tái khởi động 5 lò khác.

Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia France 2 TV hôm 12/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, 10 tổ máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động của nước này sẽ vận hành trở lại trong những tuần tới.

“Hiện nay chúng tôi có 30 trong số 56 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động. Trong những tuần tới, con số này sẽ là 40. Mục tiêu của chúng tôi là sẽ có 45 đơn vị hoạt động vào tháng Giêng.”, ông Macron nói.

Pháp có 56 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 61,4 GW.

Vào tháng 5, Cơ quan An toàn Hạt nhân Pháp (ASN) đã tiết lộ dấu vết của sự ăn mòn tại 12 lò phản ứng hạt nhân, điều dẫn đến các cơ sở này phải dừng vận hành. Một số lò phản ứng khác của Pháp đã ngừng hoạt động để bảo trì theo kế hoạch.

Công ty năng lượng EDF, đơn vị vận hành các nhà máy điện hạt nhân của Pháp cho biết, họ sẽ khởi động lại tất cả các lò phản ứng ngừng hoạt động trước mùa đông để tránh tình trạng thiếu điện trong nước trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và giá điện tăng cao.

Nhà máy điện hạt nhân Electricite de France (EDF) ở Cattenom, Pháp, ngày 14/2. Ảnh : Reuters / Pascal Rossignol.

Hồi đầu tháng 9, Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher, cho biết, 32 trong số 56 lò phản ứng của EDF đang tạm dừng để bảo trì hoặc gặp sự cố kỹ thuật, bao gồm vấn đề ăn mòn.

Giá điện tại Pháp đã tăng lên mức kỷ lục do thị trường lo ngại quốc gia từng là nhà xuất khẩu điện hàng đầu của châu Âu, có thể không sản xuất đủ năng lượng hạt nhân trong mùa đông này để giúp các nước láng giềng tìm kiếm giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga.

Sau bài học từ thảm họa Fukushima, Nhật Bản, những năm qua, ASN đã yêu cầu các nhà sản xuất điện hạt nhân củng cố hệ thống an toàn tại các nhà máy, đảm bảo việc cung cấp điện, nước trong mọi tình huống cho hệ thống làm mát.

Mặt khác, xây dựng các trung tâm xử lý khủng hoảng được boong ke hóa, nơi nhân viên nhà máy có thể tiếp tục điều hành các lò phản ứng và thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố.

Các hoạt động tăng cường trên nhằm kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng lên 50-60 năm, thay vì 40 năm như mục tiêu ban đầu.

Theo Bảo vệ pháp luật
baovephapluat.vn
Bài viết cùng chủ đề: An ninh năng lượng

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?