Thứ sáu 09/05/2025 09:50

Phẫn nộ rapper câu view bằng cách… phỉ báng Phật giáo

Một video âm nhạc trên Youtube của một nam rapper có những hình ảnh câu view, xuyên tạc, phỉ báng Phật giáo đang được cộng đồng mạng lên án, tẩy chay.

Một đoạn video âm nhạc được đăng tải trên Youtube từ một Rapper (người sáng tác nhạc Rap) vào ngày 22/9 hiện đang bị cộng đồng mạng lên án gay gắt vì nội dung không phù hợp. Cụ thể, nó được giới thiệu là sản phẩm âm nhạc do kênh Thơ Đường Luật đăng tải, có phần mô tả hoàn toàn bằng tiếng Việt Nam như sau: "Khám phá 7 món đậu phụ chùa đặc sắc, những câu chuyện thú vị về ẩm thực chay, sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại".

Hình ảnh phỉ báng Phật giáo được tạo ra bởi tính năng trí tuệ nhân tạo được đăng tải công khai trên kênh Youtube Thơ Đường Luật. Ảnh: Chụp màn hình

Đáng chú ý, suy nghĩ lệch lạc đã được thể hiện qua ngay từ tên bài hát "Đậu phụ chùa bảy món". Thông thường, đậu phụ là món ăn chay của các nhà sư nhưng yếu tố “bảy món” lại hàm chứa sự liên tưởng không phù hợp với tín ngưỡng Phật giáo.

Tiếp đến, dù lời nhạc của cả bài hát đều vô nghĩa, không mang thông điệp gì, nhưng phần hình ảnh rất đáng lên án. Chủ kênh Thơ Đường Luật đã đưa các nhân vật mặc quần áo giống các nhà sư nhưng tham gia vào các hành động thác loạn, nhảy nhót trong vũ trường cùng nhiều người mẫu ăn mặc hở hang. Điều này được đánh giá là xuyên tạc, ngỗ nghịch, phỉ báng Phật giáo.

Đặc biệt, các hình ảnh, phần nhạc nền của video kể trên được giới thiệu là "Nội dung đã được chỉnh sửa hoặc nội dung nhân tạo, âm thanh hoặc hình ảnh đã được chỉnh sửa đáng kể hoặc tạo bằng công nghệ số". Do đó, nhiều khả năng các hình ảnh về nhà sư trong video này đều được tạo ra bởi tính năng trí tuệ nhân tạo (AI). Vấn đề này được nhận định rất đáng lo ngại bởi sẽ tạo ra trào lưu nhiều người sử dụng AI để tạo ra các sản phẩm truyền thông sai sự thật, có tính xuyên tạc, dẫn tới nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.

Dù mới đăng tải được một ngày nhưng hầu hết đoạn phim âm nhạc này đều nhận lại những bình luận phê phán, chê trách chủ kênh Youtube Thơ Đường Luật thiếu hiểu biết.

Điển hình, tài khoản có tên Lê Minh Phương cho biết: "Những hình ảnh này thật bôi bác tôn giáo!". Tiếp đến, tài khoản Nguyễn Khang nhận định: "AI mà tới tay người thiếu hiểu biết thì sẽ dẫn đến những thảm họa".

Trên thực tế, trong quá khứ, nhiều rapper đã chịu những án phạt từ cơ quan chức năng bởi lưu hành những sản phẩm đồi trụy, vi phạm đạo đức, xúc phạm tôn giáo. Vào năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định xử phạt trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đối với nhiều rapper bởi có lời lẽ xuyên tạc với về tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể, Rapper Lê Vũ An của nhóm Rap Nhà Làm đã bị phạt 45 triệu đồng vì lưu hành sản phẩm xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo...

Bên cạnh nhóm Rap Nhà Làm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng xử phạt Đinh Thanh Tùng, nghệ danh Chị Cả 35 triệu đồng vì lưu hành sản phẩm có từ ngữ trái thuần phong, mỹ tục. Rapper này cũng phải hủy bản ghi âm, gỡ các sản phẩm trên môi trường mạng, kỹ thuật số.

Nhạc Rap là một hình thức nghệ thuật trong văn hoá Hip hop Âu Mỹ với cách thể hiện khá độc đáo và mang những đặc trưng riêng biệt, dù rằng ca từ và trình diễn có những điểm không hoàn toàn phù hợp văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, nhạc Rap đã bắt đầu du nhập về Việt Nam vào đầu những năm 2000 và đến nay, loại hình âm nhạc này đã tạo ra những tên tuổi đình đám, có sức lan tỏa những thông điệp tích cực, lối sống hướng thiện như Rapper Đen Vâu, nhóm nhạc Da Lab.

Cùng với đó, nhạc Rap cũng đang dần tiếp cận được công chúng Việt Nam với nhiều cuộc thi có ban tổ chức chuyên nghiệp, có tiếng vang lớn. Vì vậy, không thể phủ nhận nhạc Rap đã có chỗ đứng riêng trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn tại Việt Nam.

Nhưng thay vì giúp cho nhạc Rap phát triển theo hướng tích cực, vẫn tồn tại nhiều Rapper như chủ kênh Youtube Thơ Đường Luật lợi dụng tính tự do của thể loại âm nhạc này để thể hiện những quan điểm trái đạo đức, hoặc xuyên tạc về tôn giáo. Đây là hành vi đáng lên án. Nhiều nhận định cho rằng, nếu hình phạt hành chính vẫn chưa đủ răn đe các nghệ sĩ có hành vi kể trên, cần có những biện pháp nghiêm khắc hơn để giải quyết triệt để.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

'Biển người' đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong đêm hội 'Sắc màu Thành phố Bác'

Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường