Thứ tư 25/12/2024 14:56

Phân bón Lâm Thao: Đứng vững trên đất Bắc Ninh

Trong 4 năm qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện Đề án “Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân”. Đề án đã đem lại hiệu quả cao, vừa giúp nông dân trên địa bàn có được nguồn cung phân bón chính hãng, được trả chậm và được hướng dẫn cách sử dụng phân bón hiệu quả nhất.
Cán bộ Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tư vấn cách bón phân NPK cho nông dân Bắc Ninh

Hỗ trợ tối đa cho bà con nông dân

Ông Đào Trọng Đại - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh - cho biết: Năm 2013, được sự ủy thác của Hội Nông dân tỉnh, trung tâm đã chủ động phối hợp với Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho nông dân. Theo đó, bà con mua phân bón lúa từ đầu vụ, đến khi thu hoạch mới phải thanh toán tiền. Đề án thực sự đã đem lại hiệu quả, giúp bà con nông dân tiết kiệm được chi phí, an tâm sản xuất. Vì vậy, từ khi triển khai đến nay sản lượng phân được cung ứng tăng hàng năm, từ 381 tấn năm 2013 lên 1.100 tấn năm 2015. Vụ đông xuân 2016 đã cung ứng hơn 600 tấn NPK các loại.

Vừa cấy 9 sào lúa vừa trồng cây ăn quả, rau màu nên gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Cũ, xã Trạm Lộ (Thuận Thành, Bắc Ninh) mỗi vụ đều mua 2 - 3 tạ phân bón NPK, tiêu tốn hơn 2 triệu tiền phân bón/năm. Đây là khoản tiền mà gia đình bà không dễ có đủ khi mùa vụ đến. Từ khi xã có chương trình bán phân bón trả chậm, năm nào gia đình bà cũng chủ động đăng ký sớm trước mùa vụ để mua. “Thấy bảo chỉ khi nào gặt xong, thóc phơi khô bán được mới phải trả tiền phân bón, chị em chúng tôi mừng lắm, chẳng mấy người lo thiếu phân bón nữa. Nhà tôi từ lâu thấy hiệu quả của NPK Lâm Thao nên tin tưởng vừa bón lót vừa bón khi lúa làm đòng, ruộng nào cũng cho năng suất cao, cây cứng không đổ mà mỗi sào cũng chỉ mất có 25kg. Trồng rau tôi cũng bón phân Lâm Thao thấy rất hiệu quả” - bà Bình chia sẻ.

Nâng cao kiến thức về bón phân khoa học

Theo ông Đào Trọng Đại, hàng năm Hội Nông dân tỉnh đều phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức hơn 70 lớp tập huấn sử dụng phân bón NPK Lâm Thao cho nông dân ở các địa phương. Đây đều là những lớp tập huấn trước thời vụ cấy để nông dân được trang bị đầy đủ kiến thức về cách bón lót, bón thúc cho cây lúa hiệu quả mà vẫn tiết kiệm. Đồng thời, cán bộ tỉnh, huyện và công ty cũng giải đáp những thắc mắc về chất lượng, đưa những thông tin đúng nhất về giá phân bón đến với bà con.

Ông Vương Đặng Hoa - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) - cho hay: Để chuẩn bị cho bà con vào vụ xuân này, huyện Thuận Thành đã mở hơn 10 lớp tập huấn kỹ thuật ở các xã, thu hút đông đảo bà con nông dân. Tham gia lớp tập huấn, bà con được phát các tờ rơi hướng dẫn chi tiết các loại phân bón tùy thuộc vào chủng loại cây trồng như NPK 8.7.3, NPK 12.5.10 và hướng dẫn bà con sử dụng phân bón đúng nguyên tắc, đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp.

“Đề án phân bón trả chậm của huyện Thuận Thành đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nông dân các thôn, xã. Việc cung ứng phân bón cho nông dân đảm bảo chất lượng, giá thành là quan trọng, nhưng kỹ thuật để sử dụng sản phẩm hiệu quả thì huyện đang tích cực triển khai để đưa về không chỉ sản phẩm, con giống mà còn cả khoa học, kỹ thuật để nông dân tăng gia sản xuất, tiếp tục gắn bó với nông nghiệp” - ông Hoa đánh giá.

Ông Trần Đăng Sâm - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh:

Để giúp bà con chủ động trong sản xuất, mua được phân bón đảm bảo chất lượng, đúng sản phẩm, Hội Nông dân đã triển khai Đề án Phân bón trả chậm. UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân, nên dù là trả chậm nhưng giá bán phân bón thường chỉ bằng hoặc thấp hơn giá thị trường. Bà con nông dân có thể hoàn toàn yên tâm về giá cả và chất lượng của sản phẩm.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Nguyên liệu phân bón

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng