Thứ sáu 08/11/2024 13:28

PGS.TS, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh: Lửa nghề, lửa lòng trong “Giữ Lửa”

Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, PGS.TS, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh dường như vui hơn khi đón nhận đứa con tinh thần - ấn phẩm “Giữ Lửa” tập 4.

Hiện thực cuộc sống và những trang viết “có lửa”

Tiếp theo 3 tập “Giữ Lửa” đã xuất bản từ năm 2014 đến nay, “Giữ Lửa” tập 4 cho người đọc gặp lại PGS.TS, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh với ngọn “lửa nghề” vẫn rừng rực cháy. Ở đó có hình ảnh nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gắn liền với những chỉ đạo rất sát sao dành cho Báo Nhân dân. Ở đó còn có hình ảnh GS. NGND Lê Mậu Hãn - con người gắn với vùng đất Quảng Trị gió Lào, cát trắng và trở thành nhà khoa học hàng đầu trong lịch sử Đảng và lịch sử cận hiện đại Việt Nam hiện nay... Mỗi chân dung đều hiện lên chân thực và đầy tính thuyết phục bởi được Nguyễn Hồng Vinh ghi lại với tất cả sự kính trọng và trách nhiệm của người cầm bút.

PGS.TS, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh

Đặc biệt hơn, với những bài viết về hành trình chống dịch Covid-19 của đất nước trong “Giữ Lửa” tập 4, Nguyễn Hồng Vinh được đồng nghiệp nhắc đến như một “Chiến sĩ phòng, chống dịch Covid-19” bởi những ghi chép, bình luận “có lửa” - cổ vũ cho tinh thần chung tay, chung sức, đồng lòng của nhân dân, của đất nước.

Trò chuyện cùng Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, không ai nghĩ tác giả của “Giữ Lửa” tập 4 đã gần 80 tuổi bởi ông vẫn rất hào sảng, say nghề và chưa từng ngại đi. Kể về chuyến đi các tỉnh miền Trung mới đây, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh bộc bạch, không phải điều gì khác, chính hiện thực cuộc sống đã làm nên những trang viết có lửa trong ông. Và hiện thực sẽ luôn chân thực, sống động khi nhà báo sẵn sàng lên đường tác nghiệp - dù là trong chiến tranh, bom đạn; trong mưa gió, bão lũ hay lao vào cuộc chiến không tiếng súng để vạch trần cái xấu, cái ác…

Tình yêu hòa quyện cùng “chất thép”

Khởi nghiệp từ trong khói lửa chiến tranh, từ những khó khăn, gian khổ; trải qua rất nhiều trọng trách quan trọng như: Tổng biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh luôn ý thức được sức mạnh của nhân dân, của Tổ quốc, nên trong mỗi bài viết được tập hợp ở “Giữ Lửa” tập 4 - dù là thể loại nghiên cứu, chính luận, tiểu phẩm, bút ký, chân dung hay ghi nhanh, đều thấp thoáng tình yêu, niềm tự hào, tin tưởng về con người, về đất nước của tác giả.

“Giữ Lửa” tập 4 - ra đời đúng dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nhắc về những bài viết hừng hực khí thế lao động mở đường, chiến đấu bảo vệ con đường Trường Sơn huyền thoại và sự hy sinh anh dũng của thanh niên xung phong, các lực lượng công binh, phòng không, không quân… được tập hợp trong “Giữ Lửa” tập 4, PGS.TS, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh bùi ngùi: “Tôi đã vinh dự hai lần trong vai trò phóng viên quân sự vào Trường Sơn làm nhiệm vụ ngay trong thời điểm bom rơi đạn nổ và ba lần ra với Trường Sa trong điều kiện di chuyển và tác nghiệp còn vô cùng khó khăn… tất cả đã thắp lên “lửa nghề” và “lửa lòng” trong tôi. Ngọn lửa ấy luôn âm ỉ cháy, thôi thúc tôi dấn thân và đã thắp sáng những trang viết cho đến tận hôm nay…”.

Lần giở từng trang sách của “Giữ Lửa” tập 4, lắng nghe chia sẻ của PGS.TS, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh vào đúng những ngày tháng 6 – tháng kỷ niệm của người làm báo, chợt nghĩ: Phải chăng đây chính là lý do để đọc mỗi bài viết của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, người đọc không chỉ thấy rõ những trải nghiệm quý giá được ghi lại mà còn phần nào cảm nhận được sự hòa quyện của chất thép và chất nhân văn của một nhà báo lão thành với hơn 55 năm cầm bút, từng tác nghiệp ở mọi miền đất nước.

Về nghỉ hưu đã lâu, xong hàng ngày, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh vẫn đều đặn ngồi vào bàn đọc tài liệu và viết với tinh thần không ngừng nghỉ. Không chỉ là đam mê, với ông, việc ghi chép giống như “cơm ăn nước uống” - vừa là để giữ được “lửa nghề”, “lửa lòng”; vừa là có thêm niềm vui sẻ chia với đồng nghiệp; vừa cập nhật dòng chảy, hơi thở của cuộc sống. “Thời chiến cũng như thời bình, tinh thần dấn thân của những người trong đội ngũ cầm bút là đòi hỏi tự thân. Muốn có đam mê thật sự, mỗi người làm báo cần nuôi ý chí dấn thân, gạt đi những tính toán cá nhân được - mất, chấp nhận và vượt qua mọi gian nguy nghề nghiệp... Với Giữ Lửa tập 4, tôi muốn thêm “chút lửa” để nhà báo luôn tha thiết với nghề, nhất là trong bối cảnh báo chí chịu quá nhiều sức ép cạnh tranh như hiện nay...” - nhà báo Nguyễn Hồng Vinh tâm sự.

Trở lại với “Giữ Lửa” tập 4 của PGS.TS, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, tôi đồng cảm về những chia sẻ của TS. Lưu Trần Luân (Ủy viên Hội đồng Biên tập – Xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật) khi nói về tác phẩm này: “Tôi ấn tượng vì Nguyễn Hồng Vinh viết rất tình nghĩa. “Giữ Lửa” tập 4 phản ánh một thời đại chúng ta đang sống, viết về đất nước chúng ta đã gồng mình chống dịch và thoát khỏi đại dịch như thế nào”.

Gần 100 bài viết, với trên 500 trang sách - “Sức nóng” của “Giữ Lửa” tập 4 - sẽ giúp người đọc không chỉ có thêm góc nhìn về PGS.TS, Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh; mà còn là sự chia sẻ tinh tế, chân thành để người làm báo thắp được ngọn “lửa nghề” và luôn ấm áp “lửa lòng” trước khi bắt tay vào thực hiện một tác phẩm báo chí.

Nhà báo, nhà văn PHAN QUANG: Đọc “Giữ Lửa” tập 1 (2014), tôi mạo muội gọi tác giả Nguyễn Hồng Vinh là “Người giữ lửa”. Sang tập 2 (2017), tôi cảm nhận ông là “Ngọn lửa bền”. Đến tập 3 (2019) tôi tự tin khẳng định ông là “Ngọn lửa càng nồng ấm”. Lần này, đọc xong “Giữ Lửa” tập 4, tôi vẫn muốn lặp lại suy nghĩ của mình và nhấn mạnh tại đề bài Đọc sách: “Ngọn lửa luôn rừng rực”- ngọn lửa trong tâm hồn nhà thơ, nhà báo lão thành, PGS.TS, Nguyễn Hồng Vinh.
Phương Tú

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Người Hà Nội tháng năm ấy

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'